Một tổ chức theo dõi hoạt động của các cơ quan truyền thông, đặt trụ sở tại New York, mang tên “Ủy ban bảo vệ ký giả”, đã nêu tên Bangladesh như là nước bạo động nhất vơí các ký giả ở Á châu.
Phúc trình của Ủy ban bảo vệ ký giả được phổ biến hôm thứ Bảy, sau chuyến công tác tìm hiểu thực tế tại Bangladesh. Trong cuộc họp báo tại Dhakar, bà Ann Cooper, giám đốc điều hành của Ủy ban, nói rằng các cuộc tấn công thể chất và dọa nạt đã trở nên chuyện thừơng xẩy ra ở Bangladesh, đặc biệt là trong các vùng nông thôn. Bà cho biết các ký giả Bangladesh thường bị đe dọa, đánh đập, và ngay cả ï sát hại vì việc đưa tin.
Môt bản tuyên bố của Ủy ban yêu cầu chính phủ mạnh mẽ điều tra các hành vi bạo động đối với ký giả, và truy tố những kẻ trách nhiệm các hành vi đó.
Tổ chức “Ký giả không biên giới” ở Pháp trong tuần qua cũng đã phổ biến một phúc trình cho biết ít nhất 7 nhà báo Bangladesh đã bị sát hại từ năm 1997, và chỉ riêng trong tháng 1, đã có 26 người khác bị tấn công hay đe dọa.
Bộ Thông tin Bangladesh nói rằng báo cáo này có tính cách một chiều, và không phản ánh tình hình thực sự. Một bản tuyên bố hồi đầu tuần của Bộ Thông tin nói rằng Bangladesh quyết tâm bảo vệ tự do ngôn luận, và hứa sẽ trừng phạt những kẻ bạo hành với các ký giả. (VOA)
Phúc trình của Ủy ban bảo vệ ký giả được phổ biến hôm thứ Bảy, sau chuyến công tác tìm hiểu thực tế tại Bangladesh. Trong cuộc họp báo tại Dhakar, bà Ann Cooper, giám đốc điều hành của Ủy ban, nói rằng các cuộc tấn công thể chất và dọa nạt đã trở nên chuyện thừơng xẩy ra ở Bangladesh, đặc biệt là trong các vùng nông thôn. Bà cho biết các ký giả Bangladesh thường bị đe dọa, đánh đập, và ngay cả ï sát hại vì việc đưa tin.
Môt bản tuyên bố của Ủy ban yêu cầu chính phủ mạnh mẽ điều tra các hành vi bạo động đối với ký giả, và truy tố những kẻ trách nhiệm các hành vi đó.
Tổ chức “Ký giả không biên giới” ở Pháp trong tuần qua cũng đã phổ biến một phúc trình cho biết ít nhất 7 nhà báo Bangladesh đã bị sát hại từ năm 1997, và chỉ riêng trong tháng 1, đã có 26 người khác bị tấn công hay đe dọa.
Bộ Thông tin Bangladesh nói rằng báo cáo này có tính cách một chiều, và không phản ánh tình hình thực sự. Một bản tuyên bố hồi đầu tuần của Bộ Thông tin nói rằng Bangladesh quyết tâm bảo vệ tự do ngôn luận, và hứa sẽ trừng phạt những kẻ bạo hành với các ký giả. (VOA)