Hàng chục nghìn người đã biểu tình ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại kế hoạch của chính phủ cải tổ nền hành chính trong nước.
Dự luật đang được quốc hội cứu xét sẽ phân quyền hành chính, và cho chính phủ địa phương được tự do nhiều hơn trong việc thu dụng nhân viên.
Phe chống đối e ngại là chuyện này sẽ có thể khiến cho có cắt giảm việc làm và chính trị hoá ngành công chức.
Kể từ trước trận chiến ở Irắc, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ đã không chứng kiến cuộc biểu tình nào có tầm vóc như thế này.
Có tới tám vạn người bất chấp thời tiết giá lạnh và tuyết phủ ở Ankara để bày tỏ sự chống đối kế hoạch của chính phủ trung ương tản quyền việc điều hành một số dịch vụ công cộng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã có một chế độ trung ưong tập quyền.
Rất ít quyết định nào, ngay cả nhỏ nhoi nhất, thoát khỏi sự cứu xét tỉ mỉ của các công chức ở Ankara.
Ðảng AKP đang cầm quyền muốn nới lỏng sự kiểm soát của thủ đô đối với các tỉnh xa.
Thế nhưng những người biểu tình tin là có thể có cắt giảm công ăn việc làm, và có mối quan ngại về chính trị nữa.
Chính phủ hiện nay do một đảng lãnh đạo có căn gốc trong nền chính trị Hồi giáo – ngành dân chính là một trong các cơ chế bảo hộ cho vị thế thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ.
Những người chỉ trích kế hoạch trung ương tản quyền tin tưởng là để cho chính phủ địa phương được linh hoạt nhiều hơn trong việc thu nhận và sa thải các công chức có thể khiến cho ngành dân chính bị ảnh hưỏng của tôn giáo.(BBC)
Dự luật đang được quốc hội cứu xét sẽ phân quyền hành chính, và cho chính phủ địa phương được tự do nhiều hơn trong việc thu dụng nhân viên.
Phe chống đối e ngại là chuyện này sẽ có thể khiến cho có cắt giảm việc làm và chính trị hoá ngành công chức.
Kể từ trước trận chiến ở Irắc, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ đã không chứng kiến cuộc biểu tình nào có tầm vóc như thế này.
Có tới tám vạn người bất chấp thời tiết giá lạnh và tuyết phủ ở Ankara để bày tỏ sự chống đối kế hoạch của chính phủ trung ương tản quyền việc điều hành một số dịch vụ công cộng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã có một chế độ trung ưong tập quyền.
Rất ít quyết định nào, ngay cả nhỏ nhoi nhất, thoát khỏi sự cứu xét tỉ mỉ của các công chức ở Ankara.
Ðảng AKP đang cầm quyền muốn nới lỏng sự kiểm soát của thủ đô đối với các tỉnh xa.
Thế nhưng những người biểu tình tin là có thể có cắt giảm công ăn việc làm, và có mối quan ngại về chính trị nữa.
Chính phủ hiện nay do một đảng lãnh đạo có căn gốc trong nền chính trị Hồi giáo – ngành dân chính là một trong các cơ chế bảo hộ cho vị thế thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ.
Những người chỉ trích kế hoạch trung ương tản quyền tin tưởng là để cho chính phủ địa phương được linh hoạt nhiều hơn trong việc thu nhận và sa thải các công chức có thể khiến cho ngành dân chính bị ảnh hưỏng của tôn giáo.(BBC)