Các chính trị gia Shia sẽ phải tham vấn vị lãnh tụ tinh thần của mình trước khi đồng ý đặt bút ký kết vào bản hiến pháp lâm thời.
Thế nhưng việc Aytollah Ali al-Sistani phản đối bản dự thảo đã dẫn tới lễ ký kết, dự định cửa hành vào thứ Sáu, không thực hiện được.
Buổi lễ đã được hoạch định linh đình, vì nó đánh dấu giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển giao quyền lực về tay người Iraq.
Thế nhưng năm thành viên Hội đồng Điều hành là người Hồi giáo Shia đã không đến tham dự. Sẽ phải tiến hành một buổi lễ khác, sớm nhất là vào thứ Hai tới.
Những điểm không được Ayatollah đồng tình nằm trong chương cho phép các dân tộc thiểu số quyền bãi miễn một hiến pháp chính thức. Ngoài ra cũng có những yêu cầu về việc phải có thêm nhiều người Shia trong nội cách tương lai.
Các cuộc gặp không chính thức giữa các thành viên Hội đồng Điều hành và Ayatollah Sistani, lãnh tụ tinh thần của cộng đồng Hồi giáo Shia ở Iraq, sẽ diễn ra vào dịp cuối tuần này.
Trước đó Ayatollah cũng đã gây một số trở ngại cho phía Hoa Kỳ khi kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử thay vì kế hoạch chuyển giao thẳng quyền lực cho một chính quyền được các ủy ban khu vực bầu chọn.
Buổi lễ ký kết hôm thứ Sáu đã chính thức bị bãi bỏ sau thời điểm dự tính bảy tiếng đồng hồ.
Ủy ban Điều hành đã chuẩn bị sẵn một chiếc bàn cổ đẹp đẽ và 25 chiếc bút, đồng thời mời cả một dàn đồng ca trẻ em đến góp vui.
Bản Hiến pháp lâm thời sẽ là khung luật pháp cho việc điều hành Iraq sau khi liên quân do Hoa Kỳ cầm đầu chuyển giao quyền lực vào 30 tháng Sáu tới và trước khi một chính phủ mới sẽ được nhân dân bầu chọn vào năm 2005.
Thế nhưng việc thông qua bản Hiến pháp này đã chậm so với dự kiến sáu ngày.
Ủy ban Điều hành đã mất quá nhiều thời gian để thông qua một dự thảo và việc ký kết đã bị hoãn lại vào hôm thứ Tư khi Iraq tổ chức quốc tang cho những người bị đánh bom thiệt mạng tại Karbala và Baghdad.
Có tin người đại diện cho Hoa Kỳ, ông Paul Bremer, tỏ ra cáu kỉnh. Thế nhưng các quan chức tại Washington thì cho rằng việc chậm trễ này là "biểu hiện của dân chủ".
Chỉ vài giờ trước khi bản Hiến pháp đáng ra sẽ có hiệu lực, sân bay Quốc tế Baghdad nơi có doanh trại lớn của quân Mỹ đã bị nã một loạt pháo.
Hai vụ nổ lớn cũng xảy ra ngay trong thủ đô, tuy chưa có tin gì về thương vong.(BBC)
Thế nhưng việc Aytollah Ali al-Sistani phản đối bản dự thảo đã dẫn tới lễ ký kết, dự định cửa hành vào thứ Sáu, không thực hiện được.
Buổi lễ đã được hoạch định linh đình, vì nó đánh dấu giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển giao quyền lực về tay người Iraq.
Thế nhưng năm thành viên Hội đồng Điều hành là người Hồi giáo Shia đã không đến tham dự. Sẽ phải tiến hành một buổi lễ khác, sớm nhất là vào thứ Hai tới.
Những điểm không được Ayatollah đồng tình nằm trong chương cho phép các dân tộc thiểu số quyền bãi miễn một hiến pháp chính thức. Ngoài ra cũng có những yêu cầu về việc phải có thêm nhiều người Shia trong nội cách tương lai.
Các cuộc gặp không chính thức giữa các thành viên Hội đồng Điều hành và Ayatollah Sistani, lãnh tụ tinh thần của cộng đồng Hồi giáo Shia ở Iraq, sẽ diễn ra vào dịp cuối tuần này.
Trước đó Ayatollah cũng đã gây một số trở ngại cho phía Hoa Kỳ khi kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử thay vì kế hoạch chuyển giao thẳng quyền lực cho một chính quyền được các ủy ban khu vực bầu chọn.
Buổi lễ ký kết hôm thứ Sáu đã chính thức bị bãi bỏ sau thời điểm dự tính bảy tiếng đồng hồ.
Ủy ban Điều hành đã chuẩn bị sẵn một chiếc bàn cổ đẹp đẽ và 25 chiếc bút, đồng thời mời cả một dàn đồng ca trẻ em đến góp vui.
Bản Hiến pháp lâm thời sẽ là khung luật pháp cho việc điều hành Iraq sau khi liên quân do Hoa Kỳ cầm đầu chuyển giao quyền lực vào 30 tháng Sáu tới và trước khi một chính phủ mới sẽ được nhân dân bầu chọn vào năm 2005.
Thế nhưng việc thông qua bản Hiến pháp này đã chậm so với dự kiến sáu ngày.
Ủy ban Điều hành đã mất quá nhiều thời gian để thông qua một dự thảo và việc ký kết đã bị hoãn lại vào hôm thứ Tư khi Iraq tổ chức quốc tang cho những người bị đánh bom thiệt mạng tại Karbala và Baghdad.
Có tin người đại diện cho Hoa Kỳ, ông Paul Bremer, tỏ ra cáu kỉnh. Thế nhưng các quan chức tại Washington thì cho rằng việc chậm trễ này là "biểu hiện của dân chủ".
Chỉ vài giờ trước khi bản Hiến pháp đáng ra sẽ có hiệu lực, sân bay Quốc tế Baghdad nơi có doanh trại lớn của quân Mỹ đã bị nã một loạt pháo.
Hai vụ nổ lớn cũng xảy ra ngay trong thủ đô, tuy chưa có tin gì về thương vong.(BBC)