Quan chức điều hành cao cấp nhất của Hoa Kỳ tại Iraq Paul Bremer đã vừa bị một phen bối rối và không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày tới đây.
Một ngày tưởng như sẽ trở thành lịch sử của Iraq với các em nhỏ trong trang phục truyền thống, dàn nhạc giao hưởng đang chuẩn bị và 25 cây bút đã sẵn sàng trên bục để 25 thành viên của hội đồng điều hành ký hiến pháp lâm thời.
Thế nhưng năm thành viên, tất cả đều thuộc phe Shia đã nói họ không ký và những thảo luận tới tận đêm khuya ở Iraq cũng đã không giải quyết được bất đồng.
Buổi lễ ký bản hiến pháp mới nhẽ ra được tổ chức từ cách đây hai hôm, nhưng bị trì hoãn bởi các vụ bạo lực tại Karbala và Baghdad hôm thứ Ba.
Giờ đây, lại thêm một trở ngại nữa: các nguồn tin cho hay một số thành viên Shia trong Hội đồng điều hành muốn thay đổi hai điều trong hiến pháp.
Bản hiến pháp lâm thời là một trong những giai đoạn cho phép các lực lượng chiếm đóng chuyển giao chủ quyền cho người Iraq vào ngày 13/6 này.
Shia phô trương sức mạnh
Đây không phải là lần đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng người Shia ở Iraq thể hiện sức mạnh của họ.
Với tư cách là sắc tộc đa số, họ cảm thấy nền dân chủ cho phép họ có tiếng nói lớn hơn về cách điều hành Iraq.
Chính vì vậy bất kỳ hiến pháp nào không phản ánh điều này đều bị người Shia coi là rất bất công và sai trái.
Theo một chính trị gia Shia cao cấp thì các đồng nghiệp của ông tại Hội đồng Điều hành muốn có hai thay đổi đối với dự thảo hiến pháp.
Họ phản đối một điều khoản trong dự thảo mà trong đó các sắc tộc thiểu số như người Quốc sẽ có quyền phủ quyết hiến pháp hoàn chỉnh trong tương lai.
Họ cũng muốn có sự thay đổi về cơ cấu của nội các dưới quyền tổng thống nhằm tăng tiếng nói của người Shia trong chính phủ mới.
Phát ngôn viên của Hội đồng Shia Tối cao cho đài BBC biết đây là quan điểm của hội đồng từ lâu rồi chứ không phải là những thay đổi vào phút chót như báo chí đưa tin.
Những vấn đề gây bất đồng ở đây sẽ không dễ dàng gì có thể giải quyết được.
Hai nhóm thiểu số lớn nhất ở Iraq là người Quốc và người Sunny đều có lý do để lo sợ sự áp đảo của người Shia.
Người Sunny sợ sẽ mất đi ân sủng luôn được nằm trong tầng lớp trên của xã hội còn người Quốc thì không muốn mất đi những đảm bảo hiến pháp đối với tư cách tự trị mà họ đã có được trong hơn một thập kỷ qua.
Hiến pháp lâm thờI
Bản hiến pháp lâm thời là một phần trong viễn kiến của Mỹ về một đất nước Iraq dân chủ, sẽ mở đường cho một vùng Trung Đông dân chủ.
Vào cuối tuần trước, người ta cuối cùng cũng đạt được sự đồng thuận về bản hiến pháp này sau nhiều ngày đàm phán giữa các lãnh đạo đương thời của Iraq.
Những người ủng hộ bản hiến pháp nói rằng nó đặt ra chuẩn mực cho sự tự do chính trị và sự khoan dung về tôn giáo tại một đất nước Arab.
Tuy nhiên, người ta chỉ thống nhất về bản hiến pháp này sau khi có nhiều cuộc thương lượng căng thẳng giữa các phe cánh sắc tộc và tôn giáo trong Hội đồng điều hành Iraq.
Những bất đồng cơ bản, dẫn đến việc trì hoãn phê chuẩn văn bản này, bao gồm vai trò của Hồi giáo, các quyền của phụ nữ, sự tự trị của người Kurd, tương lai của những tổ chức bán quân sự, và qui mô mà Iraq sẽ trở thành một quốc gia liên bang.
Trong văn bản hiến pháp này, đa số các nhóm dân quân tự do sẽ bị giải tán, và mục tiêu là sẽ có 25% nữ giới đại diện trong Quốc hội.
Tuy vậy, tất cả những điều này có thể bị bãi bỏ bởi một cơ quan do cả nước bầu lên.
Đây lại là điều có thể gây ra nhiều phức tạp trong thời gian sắp tới, vì bản hiến pháp không nói cụ thể cơ quan nào sẽ nhận bàn giao chủ quyền vào ngày 13/6 và cũng không hề nói rõ sẽ mất bao nhiêu thời gian để tổ chức các cuộc bầu cử.
Những vấn đề này gây ra rất nhiều tranh cãi, và nhóm người Shia đặc biệt tỏ ra nghi ngờ là người ta sẽ trì hoãn các cuộc bầu cử để bác bỏ quyền chính trị của họ.(BBC)
Một ngày tưởng như sẽ trở thành lịch sử của Iraq với các em nhỏ trong trang phục truyền thống, dàn nhạc giao hưởng đang chuẩn bị và 25 cây bút đã sẵn sàng trên bục để 25 thành viên của hội đồng điều hành ký hiến pháp lâm thời.
Thế nhưng năm thành viên, tất cả đều thuộc phe Shia đã nói họ không ký và những thảo luận tới tận đêm khuya ở Iraq cũng đã không giải quyết được bất đồng.
Buổi lễ ký bản hiến pháp mới nhẽ ra được tổ chức từ cách đây hai hôm, nhưng bị trì hoãn bởi các vụ bạo lực tại Karbala và Baghdad hôm thứ Ba.
Giờ đây, lại thêm một trở ngại nữa: các nguồn tin cho hay một số thành viên Shia trong Hội đồng điều hành muốn thay đổi hai điều trong hiến pháp.
Bản hiến pháp lâm thời là một trong những giai đoạn cho phép các lực lượng chiếm đóng chuyển giao chủ quyền cho người Iraq vào ngày 13/6 này.
Shia phô trương sức mạnh
Đây không phải là lần đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng người Shia ở Iraq thể hiện sức mạnh của họ.
Với tư cách là sắc tộc đa số, họ cảm thấy nền dân chủ cho phép họ có tiếng nói lớn hơn về cách điều hành Iraq.
Chính vì vậy bất kỳ hiến pháp nào không phản ánh điều này đều bị người Shia coi là rất bất công và sai trái.
Theo một chính trị gia Shia cao cấp thì các đồng nghiệp của ông tại Hội đồng Điều hành muốn có hai thay đổi đối với dự thảo hiến pháp.
Họ phản đối một điều khoản trong dự thảo mà trong đó các sắc tộc thiểu số như người Quốc sẽ có quyền phủ quyết hiến pháp hoàn chỉnh trong tương lai.
Họ cũng muốn có sự thay đổi về cơ cấu của nội các dưới quyền tổng thống nhằm tăng tiếng nói của người Shia trong chính phủ mới.
Phát ngôn viên của Hội đồng Shia Tối cao cho đài BBC biết đây là quan điểm của hội đồng từ lâu rồi chứ không phải là những thay đổi vào phút chót như báo chí đưa tin.
Những vấn đề gây bất đồng ở đây sẽ không dễ dàng gì có thể giải quyết được.
Hai nhóm thiểu số lớn nhất ở Iraq là người Quốc và người Sunny đều có lý do để lo sợ sự áp đảo của người Shia.
Người Sunny sợ sẽ mất đi ân sủng luôn được nằm trong tầng lớp trên của xã hội còn người Quốc thì không muốn mất đi những đảm bảo hiến pháp đối với tư cách tự trị mà họ đã có được trong hơn một thập kỷ qua.
Hiến pháp lâm thờI
Bản hiến pháp lâm thời là một phần trong viễn kiến của Mỹ về một đất nước Iraq dân chủ, sẽ mở đường cho một vùng Trung Đông dân chủ.
Vào cuối tuần trước, người ta cuối cùng cũng đạt được sự đồng thuận về bản hiến pháp này sau nhiều ngày đàm phán giữa các lãnh đạo đương thời của Iraq.
Những người ủng hộ bản hiến pháp nói rằng nó đặt ra chuẩn mực cho sự tự do chính trị và sự khoan dung về tôn giáo tại một đất nước Arab.
Tuy nhiên, người ta chỉ thống nhất về bản hiến pháp này sau khi có nhiều cuộc thương lượng căng thẳng giữa các phe cánh sắc tộc và tôn giáo trong Hội đồng điều hành Iraq.
Những bất đồng cơ bản, dẫn đến việc trì hoãn phê chuẩn văn bản này, bao gồm vai trò của Hồi giáo, các quyền của phụ nữ, sự tự trị của người Kurd, tương lai của những tổ chức bán quân sự, và qui mô mà Iraq sẽ trở thành một quốc gia liên bang.
Trong văn bản hiến pháp này, đa số các nhóm dân quân tự do sẽ bị giải tán, và mục tiêu là sẽ có 25% nữ giới đại diện trong Quốc hội.
Tuy vậy, tất cả những điều này có thể bị bãi bỏ bởi một cơ quan do cả nước bầu lên.
Đây lại là điều có thể gây ra nhiều phức tạp trong thời gian sắp tới, vì bản hiến pháp không nói cụ thể cơ quan nào sẽ nhận bàn giao chủ quyền vào ngày 13/6 và cũng không hề nói rõ sẽ mất bao nhiêu thời gian để tổ chức các cuộc bầu cử.
Những vấn đề này gây ra rất nhiều tranh cãi, và nhóm người Shia đặc biệt tỏ ra nghi ngờ là người ta sẽ trì hoãn các cuộc bầu cử để bác bỏ quyền chính trị của họ.(BBC)