Tin cho hay hiện đang có sự trì hoãn buổi lễ ký bản hiến pháp mới của Iraq, mà theo kế hoạch sẽ được thực hiện ngày hôm nay, thứ Sáu.
Một báo cáo cho biết năm thành viên Shia của Hội đồng Điều hành Iraq do Hoa Kỳ chỉ định không thấy có mặt tại buổi duyệt cuối cùng dự thảo hiến pháp này.
Buổi lễ ký bản hiến pháp mới lẽ ra được tổ chức từ cách đây hai hôm, nhưng bị trì hoãn bởi các vụ bạo lực tại Karbala và Baghdad hôm thứ Ba.
Giờ đây, lại thêm một trở ngại nữa: các nguồn tin cho hay một số thành viên Shia trong Hội đồng điều hành muốn thay đổi hai điều trong hiến pháp.
Bản hiến pháp lâm thời là một trong những giai đoạn cho phép các lực lượng chiếm đóng chuyển giao chủ quyền cho người Iraq vào ngày 13/6 này.
Hiến pháp lâm thờI
Bản hiến pháp lâm thời là một phần trong viễn kiến của Mỹ về một đất nước Iraq dân chủ, sẽ mở đường cho một vùng Trung Đông dân chủ.
Vào cuối tuần trước, người ta cuối cùng cũng đạt được sự đồng thuận về bản hiến pháp này sau nhiều ngày đàm phán giữa các lãnh đạo đương thời của Iraq.
Những người ủng hộ bản hiến pháp nói rằng nó đặt ra chuẩn mực cho sự tự do chính trị và sự khoan dung về tôn giáo tại một đất nước Arab.
Tuy nhiên, người ta chỉ thống nhất về bản hiến pháp này sau khi có nhiều cuộc thương lượng căng thẳng giữa các phe cánh sắc tộc và tôn giáo trong Hội đồng điều hành Iraq.
Những bất đồng cơ bản, dẫn đến việc trì hoãn phê chuẩn văn bản này, bao gồm vai trò của Hồi giáo, các quyền của phụ nữ, sự tự trị của người Kurd, tương lai của những tổ chức bán quân sự, và qui mô mà Iraq sẽ trở thành một quốc gia liên bang.
Trong văn bản hiến pháp này, đa số các nhóm dân quân tự do sẽ bị giải tán, và mục tiêu là sẽ có 25% nữ giới đại diện trong Quốc hội.
Tuy vậy, tất cả những điều này có thể bị bãi bỏ bởi một cơ quan do cả nước bầu lên.
Đây lại là điều có thể gây ra nhiều phức tạp trong thời gian sắp tới, vì bản hiến pháp không nói cụ thể cơ quan nào sẽ nhận bàn giao chủ quyền vào ngày 13/6 và cũng không hề nói rõ sẽ mất bao nhiêu thời gian để tổ chức các cuộc bầu cử.
Những vấn đề này gây ra rất nhiều tranh cãi, và nhóm người Shia đặc biệt tỏ ra nghi ngờ là người ta sẽ trì hoãn các cuộc bầu cử để bác bỏ quyền chính trị của họ.(BCC)
Một báo cáo cho biết năm thành viên Shia của Hội đồng Điều hành Iraq do Hoa Kỳ chỉ định không thấy có mặt tại buổi duyệt cuối cùng dự thảo hiến pháp này.
Buổi lễ ký bản hiến pháp mới lẽ ra được tổ chức từ cách đây hai hôm, nhưng bị trì hoãn bởi các vụ bạo lực tại Karbala và Baghdad hôm thứ Ba.
Giờ đây, lại thêm một trở ngại nữa: các nguồn tin cho hay một số thành viên Shia trong Hội đồng điều hành muốn thay đổi hai điều trong hiến pháp.
Bản hiến pháp lâm thời là một trong những giai đoạn cho phép các lực lượng chiếm đóng chuyển giao chủ quyền cho người Iraq vào ngày 13/6 này.
Hiến pháp lâm thờI
Bản hiến pháp lâm thời là một phần trong viễn kiến của Mỹ về một đất nước Iraq dân chủ, sẽ mở đường cho một vùng Trung Đông dân chủ.
Vào cuối tuần trước, người ta cuối cùng cũng đạt được sự đồng thuận về bản hiến pháp này sau nhiều ngày đàm phán giữa các lãnh đạo đương thời của Iraq.
Những người ủng hộ bản hiến pháp nói rằng nó đặt ra chuẩn mực cho sự tự do chính trị và sự khoan dung về tôn giáo tại một đất nước Arab.
Tuy nhiên, người ta chỉ thống nhất về bản hiến pháp này sau khi có nhiều cuộc thương lượng căng thẳng giữa các phe cánh sắc tộc và tôn giáo trong Hội đồng điều hành Iraq.
Những bất đồng cơ bản, dẫn đến việc trì hoãn phê chuẩn văn bản này, bao gồm vai trò của Hồi giáo, các quyền của phụ nữ, sự tự trị của người Kurd, tương lai của những tổ chức bán quân sự, và qui mô mà Iraq sẽ trở thành một quốc gia liên bang.
Trong văn bản hiến pháp này, đa số các nhóm dân quân tự do sẽ bị giải tán, và mục tiêu là sẽ có 25% nữ giới đại diện trong Quốc hội.
Tuy vậy, tất cả những điều này có thể bị bãi bỏ bởi một cơ quan do cả nước bầu lên.
Đây lại là điều có thể gây ra nhiều phức tạp trong thời gian sắp tới, vì bản hiến pháp không nói cụ thể cơ quan nào sẽ nhận bàn giao chủ quyền vào ngày 13/6 và cũng không hề nói rõ sẽ mất bao nhiêu thời gian để tổ chức các cuộc bầu cử.
Những vấn đề này gây ra rất nhiều tranh cãi, và nhóm người Shia đặc biệt tỏ ra nghi ngờ là người ta sẽ trì hoãn các cuộc bầu cử để bác bỏ quyền chính trị của họ.(BCC)