Ông Thaksin Sinawatra nói rằng ông muốn dùng đài phát thanh để tiếp kiến công chúng hơn là báo chí bởi điều ông mô tả là báo chí thì “chủ quan” và gần đây thể hiện thiếu chính xác ở mức “không thể chấp nhận được”.
Trong bài nói chuyện phát thanh trực tiếp trên Radio Thailand hôm qua, ông Thaksin nói rằng “tôi sẽ cắt giảm phỏng vấn với các báo, tôi muốn dân chúng nghe những gì tôi nói trực tiếp chứ không phải các thông điệp bị bóp méo”.
Thủ tướng Thái Lan nói rằng truyền thông phải để quyền lợi đất nước trên hết và rằng khi nước ngoài tấn công Thái Lan thì họ sẽ trích dẫn truyền thông Thái Lan nói gì.
Vào hôm kia, Liên đoàn báo chí quốc tế, có khoảng 500 ngàn hội viên tại 60 nước, gửi thư tới ông Thasin kêu gọi chính phủ nước này ngưng can thiệp vào hoạt động của truyền thông.
Lời kêu gọi được đưa ra sau khi vài tổng biên tập của các tờ báo nổi tiếng không còn được cầm bút vì các bài báo bị cho là tấn công chính phủ và thủ tướng khá giữ dội.
Căng thẳng bắt đầu từ khi tổng biên tập tờ Bangkok Post bị sa thải vào hôm 22/02. Khoảng 30 phóng viên tờ này đã mặc bộ đồ đen đi làm để phản đối sau sự kiện này.
Việc tổng biên tập tờ này bị phế truất được nhiều người diễn giải như hành động bịt miệng tờ báo này do đã chỉ trích ông và chính phủ trong một loạt chính sách trong đó có việc giải quyết khủng hoảng cúm gia cầm.
Tiếp sau đó là việc tổng biên tập báo tuần Siamrath Weekly News từ chức sau khi phát hiện 30,000 số báo trong một đợt phát hành bị đình lại và bị thay ruột bởi có bài được cho là chỉ trích chính phủ.
Tổng biên tập phòng tin của iTV, truyền hình Thái Lan cũng mới bị cách chức.
Thái Lan có tự do báo chí?
Vào ngày 1/10 năm ngoái thủ tướng Thaksin đã có buổi ăn cơm tối và gặp gỡ thân mật hàng trăm nhà báo nước ngoài và trong nước.
Trong buổi gặp gỡ này Thủ tướng Thái Lan nói rằng trong khi Thái Lan không đồng ý để các nhà hoạt động nhân quyền lấy Thái Lan làm bàn đạp tấn công các nước láng giềng thì bản thân ông ủng hộ tự do ngôn luận tại Thái Lan.
Ông Thaksin nói rằng Thái Lan vẫn cho phép tự do ngôn luận.
Ông nói “báo chí có thể tấn công tôi, chừng nào việc tấn công đó là hợp pháp.”
Câu nói có chút châm biếm đó của ông đã biến thành sự thật. Ông Thaksin nay trở thành tâm điểm của một loạt các cuộc tấn công.
Cuộc tấn công nặng nhất đối với ông có lẽ là những cáo buộc về việc chính phủ che đậy thông tin về dịch cúm gia cầm tại nước này.
Trong khoảng vài tuần kể dịch bùng phát và ít nhất 7 người được xác nhận tử vong cho dịch cúm, ông Thaksin khá bất bình và tuyên bố không tiếp kiến báo giới.
Là một thủ tướng khá năng động với tham vọng trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ông Thaksin từng thể hiện là người rất khéo léo sử dụng báo chí tuyên truyền về chính sách của ông trong nước và nước ngoài.
Liên Đoàn Nhà báo Quốc tế trong thư gửi ông Thaksin nhắc nhở chính phủ Thái Lan nói chung ngưng can thiệp cả về biên tập lẫn thao túng truyền thông Thái Lan do họ có kiểm soát về sở hữu.
Có ý kiến cho rằng truyền thông của Thái Lan đang đối đầu với chính phủ ở mức căng thẳng nhất trong 30 năm qua.(BBC)
Trong bài nói chuyện phát thanh trực tiếp trên Radio Thailand hôm qua, ông Thaksin nói rằng “tôi sẽ cắt giảm phỏng vấn với các báo, tôi muốn dân chúng nghe những gì tôi nói trực tiếp chứ không phải các thông điệp bị bóp méo”.
Thủ tướng Thái Lan nói rằng truyền thông phải để quyền lợi đất nước trên hết và rằng khi nước ngoài tấn công Thái Lan thì họ sẽ trích dẫn truyền thông Thái Lan nói gì.
Vào hôm kia, Liên đoàn báo chí quốc tế, có khoảng 500 ngàn hội viên tại 60 nước, gửi thư tới ông Thasin kêu gọi chính phủ nước này ngưng can thiệp vào hoạt động của truyền thông.
Lời kêu gọi được đưa ra sau khi vài tổng biên tập của các tờ báo nổi tiếng không còn được cầm bút vì các bài báo bị cho là tấn công chính phủ và thủ tướng khá giữ dội.
Căng thẳng bắt đầu từ khi tổng biên tập tờ Bangkok Post bị sa thải vào hôm 22/02. Khoảng 30 phóng viên tờ này đã mặc bộ đồ đen đi làm để phản đối sau sự kiện này.
Việc tổng biên tập tờ này bị phế truất được nhiều người diễn giải như hành động bịt miệng tờ báo này do đã chỉ trích ông và chính phủ trong một loạt chính sách trong đó có việc giải quyết khủng hoảng cúm gia cầm.
Tiếp sau đó là việc tổng biên tập báo tuần Siamrath Weekly News từ chức sau khi phát hiện 30,000 số báo trong một đợt phát hành bị đình lại và bị thay ruột bởi có bài được cho là chỉ trích chính phủ.
Tổng biên tập phòng tin của iTV, truyền hình Thái Lan cũng mới bị cách chức.
Thái Lan có tự do báo chí?
Vào ngày 1/10 năm ngoái thủ tướng Thaksin đã có buổi ăn cơm tối và gặp gỡ thân mật hàng trăm nhà báo nước ngoài và trong nước.
Trong buổi gặp gỡ này Thủ tướng Thái Lan nói rằng trong khi Thái Lan không đồng ý để các nhà hoạt động nhân quyền lấy Thái Lan làm bàn đạp tấn công các nước láng giềng thì bản thân ông ủng hộ tự do ngôn luận tại Thái Lan.
Ông Thaksin nói rằng Thái Lan vẫn cho phép tự do ngôn luận.
Ông nói “báo chí có thể tấn công tôi, chừng nào việc tấn công đó là hợp pháp.”
Câu nói có chút châm biếm đó của ông đã biến thành sự thật. Ông Thaksin nay trở thành tâm điểm của một loạt các cuộc tấn công.
Cuộc tấn công nặng nhất đối với ông có lẽ là những cáo buộc về việc chính phủ che đậy thông tin về dịch cúm gia cầm tại nước này.
Trong khoảng vài tuần kể dịch bùng phát và ít nhất 7 người được xác nhận tử vong cho dịch cúm, ông Thaksin khá bất bình và tuyên bố không tiếp kiến báo giới.
Là một thủ tướng khá năng động với tham vọng trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ông Thaksin từng thể hiện là người rất khéo léo sử dụng báo chí tuyên truyền về chính sách của ông trong nước và nước ngoài.
Liên Đoàn Nhà báo Quốc tế trong thư gửi ông Thaksin nhắc nhở chính phủ Thái Lan nói chung ngưng can thiệp cả về biên tập lẫn thao túng truyền thông Thái Lan do họ có kiểm soát về sở hữu.
Có ý kiến cho rằng truyền thông của Thái Lan đang đối đầu với chính phủ ở mức căng thẳng nhất trong 30 năm qua.(BBC)