Sir Geremy Greenstock rõ ràng choáng váng và đau buồn trước mức độ tàn bạo của hai vụ tấn công hôm qua nhưng nói ông ngạc nhiên trước sự chịu đựng của người dân Iraq.
Ông đặc biệt ca ngợi các nhân viên cảnh sát người Iraq vẫn tiếp tục công việc mặc dù tính cho đến nay có 600 cảnh sát đã bị giết hại.
Nguyên nhân của các vụ tấn công theo Sir Greenstock không phải bất ngờ:
"Ý định gia tăng bạo động trong thời gian dẫn đến việc trao trả chủ quyền là điều mọi người đã dự kiến rồi, và rất khó để ngăn chặn."
"Đây là giai đoạn mong manh cho tương lai của Iraq. Đó là lý do tại sao họ tấn công, chứ mục tiêu không phải là liên quân. Họ muốn phá hoại tương lai của Iraq."
Sir Greenstock nói tương lai của Iraq hiện tại rõ ràng hơn so với cách đây vài tuần. Liên quân sẽ chuyển giao quyền hành cho một chính phủ Iraq trước tháng Sáu này.
Nhưng vẫn còn những ngày mà tình trạng an ninh sẽ xấu hơn nữa khiến các lực lượng của liên quân không thể rời khỏi Iraq được.
"Tiên đoán của tôi là phải ít nhất hai năm nữa, có khi còn lâu hơn thế. Thời gian sẽ rút ngắn theo sự lớn mạnh của người Iraq trong việc quản lý đất nước của họ. Hai chuyện này có liên hệ với nhau."
Sir Greenstock đơn cử trường hợp ở vùng Balkan, đông minh phải ở lại lâu hơn là dự trù.
"Tôi nghĩ Hoa Kỳ và Anh Quốc phải nhìn nhận điều đó. Chúng ta có công việc ở Iraq và công việc đó phải được hoàn tất."
Quốc tang
Cả nước Iraq để tang ba ngày cho những người thiệt mạng trong hai vụ đánh bom tự sát hôm qua.
Đây là vụ tấn công gây nhiều thương vong nhất từ trước đến nay và nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo Shi’a.
Nhà chức trách đã bắt giữ ít nhất 15 người.
Một loạt các vụ nổ xảy ra gần như cùng một lúc tại thánh địa Karbala và thủ đô Baghdad ở Iraq khi hàng trăm ngàn người Hồi giáo hệ phái Shia tụ tập kỷ niệm lễ hội Ashura.
Đây là ngày hội quan trọng nhất đối với cộng đồng Hồi giáo Shia này.
Các viên chức cho biết ít nhất 112 người đã thiệt mạng trong vụ nổ bom tại thành phố Karbala và khoảng 70 người bị giết hại tại thủ đô Baghdad. Ngoài ra hơn 400 người bị thương.
Hoảng loạn
Phóng viên BBC nói có sáu vụ nổ nối tiếp nhau ở Karbala và những cột lửa bùng lên trong khi người hành hương chạy trốn.
Tình trạng hoảng loạn đang tăng lên khi các nạn nhân được cáng đi cấp cứu và phụ nữ xua trẻ con đi chỗ khác.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ người Hồi giáo Shia được tự do tổ chức ngày lễ Ashura của mình.
Hơn một triệu người đã đổ tới Karbala để kỷ niệm ngày Imam Hussien qua đời vào năm 680.
Các nạn nhân người đầy máu, nhiều người không còn chân tay, đã được cáng đi cấp cứu.
Cảnh sát Iraq cho biết bốn vụ nổ đã làm rung chuyển khu vực Kadhimiya ở mạn Tây Nam Baghdad là nơi có đông người Shia sinh sống, gây nhiều thương vong.
Ít nhất tám người thiệt mạng và khoảng 25 người bị thương, theo lời một nhân chứng nói với thông tấn xã AFP.
Gây chia rẽ
Người ta đồn đoán rằng mục đích các vụ tấn công là để gây thù hận giữa hai cộng đồng Shia và Sunni.
Đã có nhiều quan ngại rằng có kẻ sẽ tấn công vào ngày hội Ashura, có lẽ với mục đích gây xung đột sắc tộc thông qua ngày lễ này.
Dưới thời Saddam Hussein, khi chính thể do người Sunni chiếm quyền kiểm soát, việc kỷ niệm ngày lễ Ashura đã bị ngăn cấm với lý do nó có thể sẽ dẫn đến nổi loạn.
Các phóng viên nhận xét đợt kỷ niệm năm nay trùng hợp với việc người Hồi giáo Shia nắm thêm quyền lực ở đất nước Iraq thời kỳ hậu Saddam, điều càng làm cho những người Sunni quá khích muốn tấn công trong dịp này.
Kết quả là Karbala được tăng cường an ninh vòng trong vòng ngoài, với lực lượng lính Ba Lan canh gác tại các điểm vào thành phố còn dân quân Shia chịu trách nhiệm trên đường phố cũng như tại các điện thờ.
Các giáo sĩ Shia lên án sự thất bại của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu trong việc ngăn chặn các vụ tấn công bạo động.(bbc)
Ông đặc biệt ca ngợi các nhân viên cảnh sát người Iraq vẫn tiếp tục công việc mặc dù tính cho đến nay có 600 cảnh sát đã bị giết hại.
Nguyên nhân của các vụ tấn công theo Sir Greenstock không phải bất ngờ:
"Ý định gia tăng bạo động trong thời gian dẫn đến việc trao trả chủ quyền là điều mọi người đã dự kiến rồi, và rất khó để ngăn chặn."
"Đây là giai đoạn mong manh cho tương lai của Iraq. Đó là lý do tại sao họ tấn công, chứ mục tiêu không phải là liên quân. Họ muốn phá hoại tương lai của Iraq."
Sir Greenstock nói tương lai của Iraq hiện tại rõ ràng hơn so với cách đây vài tuần. Liên quân sẽ chuyển giao quyền hành cho một chính phủ Iraq trước tháng Sáu này.
Nhưng vẫn còn những ngày mà tình trạng an ninh sẽ xấu hơn nữa khiến các lực lượng của liên quân không thể rời khỏi Iraq được.
"Tiên đoán của tôi là phải ít nhất hai năm nữa, có khi còn lâu hơn thế. Thời gian sẽ rút ngắn theo sự lớn mạnh của người Iraq trong việc quản lý đất nước của họ. Hai chuyện này có liên hệ với nhau."
Sir Greenstock đơn cử trường hợp ở vùng Balkan, đông minh phải ở lại lâu hơn là dự trù.
"Tôi nghĩ Hoa Kỳ và Anh Quốc phải nhìn nhận điều đó. Chúng ta có công việc ở Iraq và công việc đó phải được hoàn tất."
Quốc tang
Cả nước Iraq để tang ba ngày cho những người thiệt mạng trong hai vụ đánh bom tự sát hôm qua.
Đây là vụ tấn công gây nhiều thương vong nhất từ trước đến nay và nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo Shi’a.
Nhà chức trách đã bắt giữ ít nhất 15 người.
Một loạt các vụ nổ xảy ra gần như cùng một lúc tại thánh địa Karbala và thủ đô Baghdad ở Iraq khi hàng trăm ngàn người Hồi giáo hệ phái Shia tụ tập kỷ niệm lễ hội Ashura.
Đây là ngày hội quan trọng nhất đối với cộng đồng Hồi giáo Shia này.
Các viên chức cho biết ít nhất 112 người đã thiệt mạng trong vụ nổ bom tại thành phố Karbala và khoảng 70 người bị giết hại tại thủ đô Baghdad. Ngoài ra hơn 400 người bị thương.
Hoảng loạn
Phóng viên BBC nói có sáu vụ nổ nối tiếp nhau ở Karbala và những cột lửa bùng lên trong khi người hành hương chạy trốn.
Tình trạng hoảng loạn đang tăng lên khi các nạn nhân được cáng đi cấp cứu và phụ nữ xua trẻ con đi chỗ khác.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ người Hồi giáo Shia được tự do tổ chức ngày lễ Ashura của mình.
Hơn một triệu người đã đổ tới Karbala để kỷ niệm ngày Imam Hussien qua đời vào năm 680.
Các nạn nhân người đầy máu, nhiều người không còn chân tay, đã được cáng đi cấp cứu.
Cảnh sát Iraq cho biết bốn vụ nổ đã làm rung chuyển khu vực Kadhimiya ở mạn Tây Nam Baghdad là nơi có đông người Shia sinh sống, gây nhiều thương vong.
Ít nhất tám người thiệt mạng và khoảng 25 người bị thương, theo lời một nhân chứng nói với thông tấn xã AFP.
Gây chia rẽ
Người ta đồn đoán rằng mục đích các vụ tấn công là để gây thù hận giữa hai cộng đồng Shia và Sunni.
Đã có nhiều quan ngại rằng có kẻ sẽ tấn công vào ngày hội Ashura, có lẽ với mục đích gây xung đột sắc tộc thông qua ngày lễ này.
Dưới thời Saddam Hussein, khi chính thể do người Sunni chiếm quyền kiểm soát, việc kỷ niệm ngày lễ Ashura đã bị ngăn cấm với lý do nó có thể sẽ dẫn đến nổi loạn.
Các phóng viên nhận xét đợt kỷ niệm năm nay trùng hợp với việc người Hồi giáo Shia nắm thêm quyền lực ở đất nước Iraq thời kỳ hậu Saddam, điều càng làm cho những người Sunni quá khích muốn tấn công trong dịp này.
Kết quả là Karbala được tăng cường an ninh vòng trong vòng ngoài, với lực lượng lính Ba Lan canh gác tại các điểm vào thành phố còn dân quân Shia chịu trách nhiệm trên đường phố cũng như tại các điện thờ.
Các giáo sĩ Shia lên án sự thất bại của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu trong việc ngăn chặn các vụ tấn công bạo động.(bbc)