Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu nhất trí đưa một lực lượng quân sự đa quốc gia cho Haiti để giúp ổn định an ninh trật tự.
Hoa Kỳ nói rằng một nhóm Thủy quân Lục chiến nhỏ vừa tới Haiti và dự kiến sẽ có một lực lượng lớn hơn bổ xung trong đó có cả lính Pháp và Canada.
Lệnh giới nghiêm đã được áp dụng tại thủ đô Port-au-Prince, và đêm qua tình hình tạm lắng xuống sau một ngày bạo động, hỗn loạn và hôi của xảy ra.
Tình trạng bạo lực ở đây có vẻ tăng lên sau khi Tổng thống Jean-Bertrand Aristide rời khỏi nước này đi tỵ nạn chính trị vào hôm qua.
Hiện chi tiết về điểm đến của ông Aristide còn chưa được xác nhận.
Trước đó Pháp và Canada cho biết họ sẵn sàng tham gia lực lượng quốc tế nếu Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về điều này.
Một trong những lãnh đạo của phiến quân tại Haiti, Guy Philippe, nói với đài BBC rằng lực lượng quốc tế sẽ được đón chào.
"Chúng tôi chỉ mong có hòa bình", ông này nói.
Tổng thống Jean-Bertrand Aristide đã ra đi sau nhiều tuần hỗn loạn mà kết quả là quân nổi dậy đã chiếm được một nửa đất nước.
Ông nói ông từ chức là để tránh đổ máu. Chánh án Tòa án Tối cao của Haiti, Boniface Alexandre, nay giữ quyền điều hành tạm thời.
Lý do ông Aristide ra đi
Ông Aristide đã rời Haiti tới Cộng hòa Dominic láng giềng, sau đó ông sẽ đi xin tỵ nạn ở Ma rốc, Đài Loan hoặc là Panama.
Điều cuối cùng đã thúc đẩy ông Aristide đi đến quyết định này là một thông cáo của Nhà Trắng nói rằng việc ông không duy trì được các nguyên tắc dân chủ đã dẫn tới chia rẽ ở bên trong Haiti và thúc đẩy bạo lực nơi đây.
Có chuyên gia nhận xét rằng một số quan chức trong chính phủ ông Bush không mấy ưa ông Aristide và trong một vài năm gần đây đã hợp tác chặt chẽ với phe đối lập ở Haiti để làm suy yếu quyền lực của ông ta.
Áp lực lên ông Aristide đã tăng lên trong một thời gian. Thêm nữa ông lại không nhận được một sự trợ giúp nào đáng kể từ các tổ chức quốc tế cả.
Charles Arthur từ Tổ chức Hỗ trợ Haiti trụ sở tại Vienna nói:
"Khi Pháp và Hoa Kỳ lên tiếng chống lại ông thì tình thế đặt ra là nếu ông Aristide ở lại thì quân nổi dậy sẽ tấn công thủ đô.
Nếu như thế sẽ có đổ máu và hỗn độn. Lựa chọn khác của ông là từ chức và ông đã chọn phương án này."
Tình hình sẽ thay đổi?
Nhiều chuyên gia nhận định rằng sẽ không nhanh chóng có một sự thay đổi nào tích cực. Haiti có rất nhiều vấn đề và những vấn đề này đang phình ra nhanh chóng.
Vẫn ông Charles Arthur nhận xét:
"Tất cả các thành phần trong phe đối lập đều muốn ông Aristide ra đi. Thế nhưng ngoài chuyện này thì họ chẳng đồng ý với nhau điều gì khác cả. Không một điều gì hết."
Thêm vào đó gần như tất cả các vị trí bầu cử ở Haiti đều do người từ đảng của ông Aristide nắm giữ. Nếu như những người này mà ra đi theo ông ta thì sẽ không còn một cơ cấu chính trị nào ở Haiti.
Hiện đang có những lời kêu gọi quốc tế ra tay can thiệp bởi vì lo ngại rằng Haiti sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng nhân quyền sau khi xảy ra khủng hoảng nhân đạo. (BBC)
Hoa Kỳ nói rằng một nhóm Thủy quân Lục chiến nhỏ vừa tới Haiti và dự kiến sẽ có một lực lượng lớn hơn bổ xung trong đó có cả lính Pháp và Canada.
Lệnh giới nghiêm đã được áp dụng tại thủ đô Port-au-Prince, và đêm qua tình hình tạm lắng xuống sau một ngày bạo động, hỗn loạn và hôi của xảy ra.
Tình trạng bạo lực ở đây có vẻ tăng lên sau khi Tổng thống Jean-Bertrand Aristide rời khỏi nước này đi tỵ nạn chính trị vào hôm qua.
Hiện chi tiết về điểm đến của ông Aristide còn chưa được xác nhận.
Trước đó Pháp và Canada cho biết họ sẵn sàng tham gia lực lượng quốc tế nếu Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về điều này.
Một trong những lãnh đạo của phiến quân tại Haiti, Guy Philippe, nói với đài BBC rằng lực lượng quốc tế sẽ được đón chào.
"Chúng tôi chỉ mong có hòa bình", ông này nói.
Tổng thống Jean-Bertrand Aristide đã ra đi sau nhiều tuần hỗn loạn mà kết quả là quân nổi dậy đã chiếm được một nửa đất nước.
Ông nói ông từ chức là để tránh đổ máu. Chánh án Tòa án Tối cao của Haiti, Boniface Alexandre, nay giữ quyền điều hành tạm thời.
Lý do ông Aristide ra đi
Ông Aristide đã rời Haiti tới Cộng hòa Dominic láng giềng, sau đó ông sẽ đi xin tỵ nạn ở Ma rốc, Đài Loan hoặc là Panama.
Điều cuối cùng đã thúc đẩy ông Aristide đi đến quyết định này là một thông cáo của Nhà Trắng nói rằng việc ông không duy trì được các nguyên tắc dân chủ đã dẫn tới chia rẽ ở bên trong Haiti và thúc đẩy bạo lực nơi đây.
Có chuyên gia nhận xét rằng một số quan chức trong chính phủ ông Bush không mấy ưa ông Aristide và trong một vài năm gần đây đã hợp tác chặt chẽ với phe đối lập ở Haiti để làm suy yếu quyền lực của ông ta.
Áp lực lên ông Aristide đã tăng lên trong một thời gian. Thêm nữa ông lại không nhận được một sự trợ giúp nào đáng kể từ các tổ chức quốc tế cả.
Charles Arthur từ Tổ chức Hỗ trợ Haiti trụ sở tại Vienna nói:
"Khi Pháp và Hoa Kỳ lên tiếng chống lại ông thì tình thế đặt ra là nếu ông Aristide ở lại thì quân nổi dậy sẽ tấn công thủ đô.
Nếu như thế sẽ có đổ máu và hỗn độn. Lựa chọn khác của ông là từ chức và ông đã chọn phương án này."
Tình hình sẽ thay đổi?
Nhiều chuyên gia nhận định rằng sẽ không nhanh chóng có một sự thay đổi nào tích cực. Haiti có rất nhiều vấn đề và những vấn đề này đang phình ra nhanh chóng.
Vẫn ông Charles Arthur nhận xét:
"Tất cả các thành phần trong phe đối lập đều muốn ông Aristide ra đi. Thế nhưng ngoài chuyện này thì họ chẳng đồng ý với nhau điều gì khác cả. Không một điều gì hết."
Thêm vào đó gần như tất cả các vị trí bầu cử ở Haiti đều do người từ đảng của ông Aristide nắm giữ. Nếu như những người này mà ra đi theo ông ta thì sẽ không còn một cơ cấu chính trị nào ở Haiti.
Hiện đang có những lời kêu gọi quốc tế ra tay can thiệp bởi vì lo ngại rằng Haiti sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng nhân quyền sau khi xảy ra khủng hoảng nhân đạo. (BBC)