Các lãnh đạo Iraq đang tiếp tục nỗ lực tìm thỏa thuận về một hiến pháp tạm thời.
Họ đã không đáp ứng được thời hạn chót ngày thứ Bảy cho một thỏa thuận, và suốt ngày hôm nay các bên tiếp tục họp bàn.
Lãnh đạo Hội đồng điều hành Iraq đang cố vượt qua các chia rẽ về nhiều vấn đề, trong đó có vai trò của Hồi giáo trong xã hội.
Chia rẽ
Xã hội Iraq đã luôn chia rẽ xung quanh các đường lối tôn giáo và sắc tộc. Nỗ lực lần này tìm ra một hiến pháp lâm thời cũng bộc lộ mức độ chia rẽ sâu sắc đó.
Khó nhất là làm sao đồng ý về vai trò tôn giáo trong một xã hội Iraq mới. Những nhân vật bảo thủ Shia muốn đưa Hồi giáo làm căn bản cho luật pháp Iraq. Những người tự do lại nói Hồi giáo chỉ là một trong các nguồn của hiến pháp.
Hôm thứ Sáu, một đề nghị nói rằng luật Hồi giáo cần chi phối các vấn đề gia đình – như ly hôn – đã bị bác bỏ. Phụ nữ tham dự họp đã vỗ tay, và tám đại biểu Shia giận dữ bỏ ra ngoài phòng.
Một vấn đề tranh cãi khác xung quanh chế độ tổng thống mới. Khối người Kurd nói cần có một hệ thống ba người, và gồm một người Kurd, một người Shia và một đại diện thiểu số tôn giáo Sunni.
Nhưng người Shia không chịu. Ước tính họ chiếm 60% dân số. Và sau nhiều thập niên bị Saddam Hussein đè nén, họ muốn sự đa số của họ phải được phải ánh trong chế độ tổng thống mới.
Một xung đột khác liên quan vai trò khu vực Kurd ở miền bắc.
Người Kurd muốn họ phải được duy trì tình trạng tự trị mà họ vừa đạt được sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ. Người Kurd đang thúc đẩy việc chính thức công nhận chính quyền riêng, hệ thống luật pháp và lực lượng an ninh riêng.
Sự khác biệt về các vấn đề này lớn đến độ hội đàm đổ vỡ và không đáp ứng được hạn chót đề ra.
Dù vậy, các bên vẫn tiếp tục đàm phán. Như một đại biểu nói: “Chúng tôi đang học một điều mới – nó gọi là sự thỏa hiệp.”(BBC)
Họ đã không đáp ứng được thời hạn chót ngày thứ Bảy cho một thỏa thuận, và suốt ngày hôm nay các bên tiếp tục họp bàn.
Lãnh đạo Hội đồng điều hành Iraq đang cố vượt qua các chia rẽ về nhiều vấn đề, trong đó có vai trò của Hồi giáo trong xã hội.
Chia rẽ
Xã hội Iraq đã luôn chia rẽ xung quanh các đường lối tôn giáo và sắc tộc. Nỗ lực lần này tìm ra một hiến pháp lâm thời cũng bộc lộ mức độ chia rẽ sâu sắc đó.
Khó nhất là làm sao đồng ý về vai trò tôn giáo trong một xã hội Iraq mới. Những nhân vật bảo thủ Shia muốn đưa Hồi giáo làm căn bản cho luật pháp Iraq. Những người tự do lại nói Hồi giáo chỉ là một trong các nguồn của hiến pháp.
Hôm thứ Sáu, một đề nghị nói rằng luật Hồi giáo cần chi phối các vấn đề gia đình – như ly hôn – đã bị bác bỏ. Phụ nữ tham dự họp đã vỗ tay, và tám đại biểu Shia giận dữ bỏ ra ngoài phòng.
Một vấn đề tranh cãi khác xung quanh chế độ tổng thống mới. Khối người Kurd nói cần có một hệ thống ba người, và gồm một người Kurd, một người Shia và một đại diện thiểu số tôn giáo Sunni.
Nhưng người Shia không chịu. Ước tính họ chiếm 60% dân số. Và sau nhiều thập niên bị Saddam Hussein đè nén, họ muốn sự đa số của họ phải được phải ánh trong chế độ tổng thống mới.
Một xung đột khác liên quan vai trò khu vực Kurd ở miền bắc.
Người Kurd muốn họ phải được duy trì tình trạng tự trị mà họ vừa đạt được sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ. Người Kurd đang thúc đẩy việc chính thức công nhận chính quyền riêng, hệ thống luật pháp và lực lượng an ninh riêng.
Sự khác biệt về các vấn đề này lớn đến độ hội đàm đổ vỡ và không đáp ứng được hạn chót đề ra.
Dù vậy, các bên vẫn tiếp tục đàm phán. Như một đại biểu nói: “Chúng tôi đang học một điều mới – nó gọi là sự thỏa hiệp.”(BBC)