Câu chuyện bắt đầu từ ý định của chương trình thời sự Today của BBC Radio 4 ngày hôm qua muốn phỏng vấn một quan chức về đề tài gián điệp.
Không ai trong chính phủ chịu trả lời, thế là họ tìm đến bà Clare Short, nay là một cựu bộ trưởng trong nội các chính phủ Thủ tướng Tony Blair.
Trong cuộc phỏng vấn đó bà Short buộc miệng nói rằng tình báo Anh đã nghe lén Tổng thư ký Liên hiệp quốc trong thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến Iraq.
Thủ tướng Blair không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận chuyện này mà chỉ nói rằng bà Short làm một chuyện hết sức vô trách nhiệm.
Hôm nay đài phát thanh quốc gia ở Australia, ABC nói rằng điện thoại cầm tay của trưởng đoàn thanh tra vũ khí Liên hiệp quốc, ông Hans Blix cũng bị nghe trộm mỗi khi ông công tác ở Iraq.
Theo ABC, thông tin thu lượm từ các cuộc nghe lén được cung cấp cho Hoa Kỳ, Anh quốc và các đồng minh của họ.
Ông Richard Butler, trưởng toán thanh tra Liên hiệp quốc từ 1997-1999 cũng nói ông chắc chắn là điện thoại của mình bị nghe lén.
"Thực sự là nếu tôi muốn nói chuyện gì quan trọng về kế hoạch thanh tra, hay là đàm phán để thi hành nhiệm vụ tốt hơn, tôi phải đi xuống quán cà phê dưới hầm của Liên hiệp quốc vì nơi đó rất ồn ào khiến bị nghe lén thì cũng câu được câu không."
"Hoặc là tôi đi vào công viên Central Park và hạ thấp giọng để người ta không nghe được. Có phải tôi lo sợ thái quá? Không đâu, vì có nhiều bằng chứng là chúng tôi thường xuyên bị theo dõi."
Nhưng nếu những gì bà Clare Short cáo giác là đúng thì sẽ dẫn đến những phương hại gì. Ông Boutros Boustros Ghali, cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc nói như vậy là phạm luật.
"Rất tiếc đó là vi phạm Hiến chương của Liên hiệp quốc. Nó sẽ làm cho công việc của tổng thư ký và các nhà ngoại giao thêm phức tạp vì họ cần có sự bí mật nhất định để tìm ra giải pháp hòa hoãn cho các vụ tranh chấp."
Ông Boutros Ghali nói ông không ngạc nhiên về tiết lộ của bà Clare Short bởi vì nay ngày đầu nhận chức Tổng thư ký, ông cũng đã được dặn dò là văn phòng và nhà ở của ông bị cài máy nghe lén.
Ông Boutros Ghali nói nước nào có khả năng làm chuyện đó, họ sẽ không do dự, đó là các nước trong Hội đồng Bảo an, hoặc bất kỳ nước nào có khả năng kỹ thuật để làm việc ấy. (BBC)
Không ai trong chính phủ chịu trả lời, thế là họ tìm đến bà Clare Short, nay là một cựu bộ trưởng trong nội các chính phủ Thủ tướng Tony Blair.
Trong cuộc phỏng vấn đó bà Short buộc miệng nói rằng tình báo Anh đã nghe lén Tổng thư ký Liên hiệp quốc trong thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến Iraq.
Thủ tướng Blair không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận chuyện này mà chỉ nói rằng bà Short làm một chuyện hết sức vô trách nhiệm.
Hôm nay đài phát thanh quốc gia ở Australia, ABC nói rằng điện thoại cầm tay của trưởng đoàn thanh tra vũ khí Liên hiệp quốc, ông Hans Blix cũng bị nghe trộm mỗi khi ông công tác ở Iraq.
Theo ABC, thông tin thu lượm từ các cuộc nghe lén được cung cấp cho Hoa Kỳ, Anh quốc và các đồng minh của họ.
Ông Richard Butler, trưởng toán thanh tra Liên hiệp quốc từ 1997-1999 cũng nói ông chắc chắn là điện thoại của mình bị nghe lén.
"Thực sự là nếu tôi muốn nói chuyện gì quan trọng về kế hoạch thanh tra, hay là đàm phán để thi hành nhiệm vụ tốt hơn, tôi phải đi xuống quán cà phê dưới hầm của Liên hiệp quốc vì nơi đó rất ồn ào khiến bị nghe lén thì cũng câu được câu không."
"Hoặc là tôi đi vào công viên Central Park và hạ thấp giọng để người ta không nghe được. Có phải tôi lo sợ thái quá? Không đâu, vì có nhiều bằng chứng là chúng tôi thường xuyên bị theo dõi."
Nhưng nếu những gì bà Clare Short cáo giác là đúng thì sẽ dẫn đến những phương hại gì. Ông Boutros Boustros Ghali, cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc nói như vậy là phạm luật.
"Rất tiếc đó là vi phạm Hiến chương của Liên hiệp quốc. Nó sẽ làm cho công việc của tổng thư ký và các nhà ngoại giao thêm phức tạp vì họ cần có sự bí mật nhất định để tìm ra giải pháp hòa hoãn cho các vụ tranh chấp."
Ông Boutros Ghali nói ông không ngạc nhiên về tiết lộ của bà Clare Short bởi vì nay ngày đầu nhận chức Tổng thư ký, ông cũng đã được dặn dò là văn phòng và nhà ở của ông bị cài máy nghe lén.
Ông Boutros Ghali nói nước nào có khả năng làm chuyện đó, họ sẽ không do dự, đó là các nước trong Hội đồng Bảo an, hoặc bất kỳ nước nào có khả năng kỹ thuật để làm việc ấy. (BBC)