Những người nổi dậy tại Haiti đã chuyển gần vào tới thủ đô Port-au-Prince, và họ đã nắm giữ được thành phố Mirebalais cách đó chỉ 60km.
Luật pháp và trật tự tại thủ đô Port-au-Prince đã bị phá vỡ, trong khi những người ủng hộ cho Tổng thống Jean-Bertrand Aristide dựng chiến luỹ trên các đường phố để chuẩn bị cho cuộc bảo vệ cuối cùng.
Trong khi đó, ngoại trưởng Pháp hôm thứ Sáu rõ ràng đã đổ thêm dầu vào lửa cho các áp lực gia tăng đòi ông Aristide phải từ chức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cho biết Ngoại trưởng "nói rằng Tổng thống Aristide là người chịu trách nhiệm đối với tình hình hiện nay; ông ta phải gánh lấy những hậu quả từ sự bế tắc".
"Bộ trưởng nói quan điểm về vấn đề này của Mỹ, Canada và Pháp là trùng hợp. Ông cũng nhấn mạnh rằng giờ đây đã đến lúc người dân Haiti phải cùng làm việc, tạo ra một chính phủ chuyển đổi, một chính phủ của sự đoàn kết dân tộc và sẽ hoạt động vì sự hoà giải dân tộc".
Phản ứng của Mỹ
Trong khi đó, mới đây, các quan chức Bộ Quốc phòng cho đài BBC biết ba chiếc tàu, với khả năng chở khoảng 2000 lính thuỷ, sẽ được sử dụng để sơ tán nhân viên đại sứ quán Mỹ và các công dân Mỹ khác nếu cần phải triển khai.
Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng cũng nói đây chỉ là biện pháp phòng ngừa và người ta chưa đưa ra quyết định nào hay đưa ra đề nghị triển khai nào.
Có vẻ như Lầu Năm Góc cũng như chính quyền của ông Bush không muốn có sự can thiệp trực tiếp đối với cuộc khủng hoảng tại Haiti, trừ phi người ta phải đưa ra một giải pháp chính trị trước.
Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết các tàu này là được chuẩn bị với độ sẵn sàng cao, với các máy bay trực thăng dẫn đường.
Thế nhưng chúng cũng phải mất vài ngày mới đến được Haiti.
Lầu Năm Góc tuần trước gửi khoảng 50 lính thủy quân lục chiến sang Haiti để giúp bảo vệ đại sứ quán tại đó. (BBC)
Luật pháp và trật tự tại thủ đô Port-au-Prince đã bị phá vỡ, trong khi những người ủng hộ cho Tổng thống Jean-Bertrand Aristide dựng chiến luỹ trên các đường phố để chuẩn bị cho cuộc bảo vệ cuối cùng.
Trong khi đó, ngoại trưởng Pháp hôm thứ Sáu rõ ràng đã đổ thêm dầu vào lửa cho các áp lực gia tăng đòi ông Aristide phải từ chức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cho biết Ngoại trưởng "nói rằng Tổng thống Aristide là người chịu trách nhiệm đối với tình hình hiện nay; ông ta phải gánh lấy những hậu quả từ sự bế tắc".
"Bộ trưởng nói quan điểm về vấn đề này của Mỹ, Canada và Pháp là trùng hợp. Ông cũng nhấn mạnh rằng giờ đây đã đến lúc người dân Haiti phải cùng làm việc, tạo ra một chính phủ chuyển đổi, một chính phủ của sự đoàn kết dân tộc và sẽ hoạt động vì sự hoà giải dân tộc".
Phản ứng của Mỹ
Trong khi đó, mới đây, các quan chức Bộ Quốc phòng cho đài BBC biết ba chiếc tàu, với khả năng chở khoảng 2000 lính thuỷ, sẽ được sử dụng để sơ tán nhân viên đại sứ quán Mỹ và các công dân Mỹ khác nếu cần phải triển khai.
Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng cũng nói đây chỉ là biện pháp phòng ngừa và người ta chưa đưa ra quyết định nào hay đưa ra đề nghị triển khai nào.
Có vẻ như Lầu Năm Góc cũng như chính quyền của ông Bush không muốn có sự can thiệp trực tiếp đối với cuộc khủng hoảng tại Haiti, trừ phi người ta phải đưa ra một giải pháp chính trị trước.
Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết các tàu này là được chuẩn bị với độ sẵn sàng cao, với các máy bay trực thăng dẫn đường.
Thế nhưng chúng cũng phải mất vài ngày mới đến được Haiti.
Lầu Năm Góc tuần trước gửi khoảng 50 lính thủy quân lục chiến sang Haiti để giúp bảo vệ đại sứ quán tại đó. (BBC)