Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã lại tuyên bố rằng cuộc gặp riêng tại Berlin hôm thứ Tư giữa các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Anh là một ‘sai lầm’.
Phát biểu tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo cánh hữu của Châu Âu tại Athens, ông Berlusconi nói rằng Ý sẽ bác bỏ đề nghị chính mà lãnh đạo ba nước trên đưa ra sau cuộc họp của họ.
Ba nước đề cử một nhân vật quyền lực tại Ủy hội Châu Âu để phối hợp các chính sách kinh tế và xã hội tại Liên hiệp Châu Âu.
Những lời lẽ của ông Berlusconi đã đi kèm với tuyên bố rõ ràng rằng câu trả lời của Ý sẽ là ‘không’ đối với bất kỳ đề nghị nào mà ba nhà lãnh đạo đưa ra và không có sự tham gia của Ý.
Những tuyên bố thẳng thừng như vậy từ nhà lãnh đạo khó dự đoán nhất từ trước tới nay của Ý cũng không còn gây quá nhiều ngạc nhiên.
Tuy nhiên, ông thủ tướng Anh Tony Blair, thủ tướng Đức Gerhard Shroeder và tổng thống Pháp Chirac đã cố hết sức để giải thích tại Berlin rằng họ không hề có ý định áp đặt quyết định của họ đối với phần còn lại của EU.
Trong số các đề nghị họ đưa ra có việc lập ra một chức phó chủ tịch mới của Ủy hội Châu Âu để phụ trách các vấn đề kinh tế và đề nghị này đã được gửi theo con đường chính thức lên chính phủ Ai-len, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU.
Tuy nhiên, Đức, Anh và Pháp đang bị nhiều nước Châu Âu khác nghi kỵ và như vậy các đề nghị của họ sẽ khó có thể được thông qua mà không có các thay đổi hay trì hoãn.
Các chính trị gia và báo chí tại các quốc gia Châu Âu đã tỏ ra khá lãnh đạm với những đề nghị từ cuộc gặp Berlin nhằm vực dậy kinh tế Châu Âu.
Các nước khác nói rằng Đức và Pháp phải giải quyết các vấn đề của chính họ, trong đó có cân bằng chi tiêu và giảm bảo hộ hàng trong nước trước khi rao giảng.(BBC)
Phát biểu tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo cánh hữu của Châu Âu tại Athens, ông Berlusconi nói rằng Ý sẽ bác bỏ đề nghị chính mà lãnh đạo ba nước trên đưa ra sau cuộc họp của họ.
Ba nước đề cử một nhân vật quyền lực tại Ủy hội Châu Âu để phối hợp các chính sách kinh tế và xã hội tại Liên hiệp Châu Âu.
Những lời lẽ của ông Berlusconi đã đi kèm với tuyên bố rõ ràng rằng câu trả lời của Ý sẽ là ‘không’ đối với bất kỳ đề nghị nào mà ba nhà lãnh đạo đưa ra và không có sự tham gia của Ý.
Những tuyên bố thẳng thừng như vậy từ nhà lãnh đạo khó dự đoán nhất từ trước tới nay của Ý cũng không còn gây quá nhiều ngạc nhiên.
Tuy nhiên, ông thủ tướng Anh Tony Blair, thủ tướng Đức Gerhard Shroeder và tổng thống Pháp Chirac đã cố hết sức để giải thích tại Berlin rằng họ không hề có ý định áp đặt quyết định của họ đối với phần còn lại của EU.
Trong số các đề nghị họ đưa ra có việc lập ra một chức phó chủ tịch mới của Ủy hội Châu Âu để phụ trách các vấn đề kinh tế và đề nghị này đã được gửi theo con đường chính thức lên chính phủ Ai-len, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU.
Tuy nhiên, Đức, Anh và Pháp đang bị nhiều nước Châu Âu khác nghi kỵ và như vậy các đề nghị của họ sẽ khó có thể được thông qua mà không có các thay đổi hay trì hoãn.
Các chính trị gia và báo chí tại các quốc gia Châu Âu đã tỏ ra khá lãnh đạm với những đề nghị từ cuộc gặp Berlin nhằm vực dậy kinh tế Châu Âu.
Các nước khác nói rằng Đức và Pháp phải giải quyết các vấn đề của chính họ, trong đó có cân bằng chi tiêu và giảm bảo hộ hàng trong nước trước khi rao giảng.(BBC)