Tại Berlin, lãnh đạo ba nước Đức, Anh, Pháp đã loan báo các đề xuất chung nhằm phát triển kinh tế của tất cả các nước trong Liên hiệp Âu châu.
Họ đề nghị thành lập một chức vụ mới đầy quyền lực tại ủy hội Âu châu nhằm điều phối mọi khía cạnh trong chính sách kinh tế xã hội của EU.
Ba nhà lãnh đạo đã bỏ qua những chỉ trích từ các nước khác trong EU về cuộc gặp ba bên. Cuộc gặp này diễn ra giữa thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, tổng thống Pháp Jacques Chirac và thủ tướng Anh Tony Blair.
Ba người nói rằng ý tưởng phục hồi kinh tế châu Âu của họ sẽ có ích cho mọi người dân khắp châu Âu. Thủ tướng Anh tóm tắt phản ứng của ba nước:
"Toàn cầu hóa đang thay đổi các nền kinh tế, công nghệ cũng làm thay đổi. Dân số già đi đang thay đổi nền tảng các nền kinh tế. Có nghĩa là phản ứng của chính phủ, cả ở mức quốc gia lẫn châu Âu, là phải nhanh và đủ khả năng thích ứng với tình hình thay đổi."
Tranh cãI
Mới nhìn qua, các đề nghị chung, chẳng hạn như việc thêm công ăn việc làm, khuyến khích công nghệ mới và bảo đảm tương lai của quỹ hưu trí, trông rất hữu ích.
Nhưng ngay cả nếu chúng được EU đồng ý, thì vẫn thiếu các cơ chế để thực hiện.
Vấn đề thực sự của EU là nhiều chính phủ, đặc biệt là Đức và Pháp, đã không sẵn sàng thực hiện những biện pháp cần thiết nhưng mất lòng dân, chẳng hạn việc giảm chi tiêu nhà nước.
Thủ tướng Đức được cho là muốn một đại diện Đức được bổ nhiệm vào vị trí mới với tư cách là phó chủ tịch phụ trách kinh tế trong ủy hội Âu châu.
Các quốc gia châu Âu chắc sẽ đặt câu hỏi về vai trò của một nhân vật như vậy.
Dù sao, cuộc gặp này cũng đặt ra một tiền lệ quan trọng, khi lãnh đạo ba quốc gia hàng đầu châu Âu, cùng các bộ trưởng, gặp nhau để tìm giải pháp chung cho các vấn đề đang đe dọa EU vào lúc tổ chức đang sắp mở rộng thành 25 quốc gia với 450 triệu công dân.
Vấn đề giờ đây là lãnh đạo ba nước phải thuyết phục các nước khác là kế hoạch của họ có ích cho toàn châu Âu, chứ chẳng phục vụ riêng cho quyền lợi của Anh, Pháp, Đức. (BBC)
Họ đề nghị thành lập một chức vụ mới đầy quyền lực tại ủy hội Âu châu nhằm điều phối mọi khía cạnh trong chính sách kinh tế xã hội của EU.
Ba nhà lãnh đạo đã bỏ qua những chỉ trích từ các nước khác trong EU về cuộc gặp ba bên. Cuộc gặp này diễn ra giữa thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, tổng thống Pháp Jacques Chirac và thủ tướng Anh Tony Blair.
Ba người nói rằng ý tưởng phục hồi kinh tế châu Âu của họ sẽ có ích cho mọi người dân khắp châu Âu. Thủ tướng Anh tóm tắt phản ứng của ba nước:
"Toàn cầu hóa đang thay đổi các nền kinh tế, công nghệ cũng làm thay đổi. Dân số già đi đang thay đổi nền tảng các nền kinh tế. Có nghĩa là phản ứng của chính phủ, cả ở mức quốc gia lẫn châu Âu, là phải nhanh và đủ khả năng thích ứng với tình hình thay đổi."
Tranh cãI
Mới nhìn qua, các đề nghị chung, chẳng hạn như việc thêm công ăn việc làm, khuyến khích công nghệ mới và bảo đảm tương lai của quỹ hưu trí, trông rất hữu ích.
Nhưng ngay cả nếu chúng được EU đồng ý, thì vẫn thiếu các cơ chế để thực hiện.
Vấn đề thực sự của EU là nhiều chính phủ, đặc biệt là Đức và Pháp, đã không sẵn sàng thực hiện những biện pháp cần thiết nhưng mất lòng dân, chẳng hạn việc giảm chi tiêu nhà nước.
Thủ tướng Đức được cho là muốn một đại diện Đức được bổ nhiệm vào vị trí mới với tư cách là phó chủ tịch phụ trách kinh tế trong ủy hội Âu châu.
Các quốc gia châu Âu chắc sẽ đặt câu hỏi về vai trò của một nhân vật như vậy.
Dù sao, cuộc gặp này cũng đặt ra một tiền lệ quan trọng, khi lãnh đạo ba quốc gia hàng đầu châu Âu, cùng các bộ trưởng, gặp nhau để tìm giải pháp chung cho các vấn đề đang đe dọa EU vào lúc tổ chức đang sắp mở rộng thành 25 quốc gia với 450 triệu công dân.
Vấn đề giờ đây là lãnh đạo ba nước phải thuyết phục các nước khác là kế hoạch của họ có ích cho toàn châu Âu, chứ chẳng phục vụ riêng cho quyền lợi của Anh, Pháp, Đức. (BBC)