Phiến quân tại Haiti tiếp tục nắm quyền kiểm soát các thị trấn phía Bắc trong khi tổng thống Jean Bertrand Aristide kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ dập tắt cuộc bạo động.
Đến nay cuộc nổi dậy đã khiến hơn 50 người thiệt mạng.
Các báo cáo mới nhất cho thấy phiến quân đã chiếm giữ thành phố trung tâm chủ chốt Hinche.
Họ hiện kiểm soát các ngả đường đến Artibonite là khu vực cung cấp lương thực chính và đã cắt lìa miền Bắc khi đẩy lùi lực lượng cảnh sát ra khỏi một số thị trấn.
Việc quân phiến loạn vũ trang chiếm giữ thị trấn Gonaives của Haiti hai tuần trước đây đã đánh dấu một chương mới trong cuộc khủng hoảng chính trị của Haiti.
Cuộc nổi dậy do một nhóm thân với Aristide trước đây là Canibal Army mà sau đó đổi lại thành Mặt trận Kháng chiến Artibonite.
Tổng Thống Jean Bertrand Aristide
Nhóm này đã quay sang chống chính phủ sau cái chết của lãnh tụ của nhóm này là ông Amiot Metayet vào tháng Chín mà trách nhiệm bị quy cho các nhóm thân chính phủ.
Tự thân nhóm này không có đủ sức để đối đầu với lực lượng cảnh sát và dân quân thân chính phủ tại các thành phố chính khác, tuy đã chiếm được một số các thị trấn nhỏ hơn.
Nhưng có bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng phiến quân mới đây đã được sự góp mặt của các cựu thủ lĩnh và quân nhân lưu vong của quân đội bị giải tán của Haiti.
Lực lượng này đã hoành hành tại Haiti vào cuối thập niên 80 và đầu 90. Các nhân chứng cho biết cuộc tấn công cuối cùng tại thànhphố Hinche đã được Louis Jodel Chamblain cầm đầu.
Nhân vật này là cựu quân nhân, người từng cầm đầu các nhóm thanh toán trong giai đoạn quân nhân cầm quyền vào đầu thập niên 90.
Phiến quân cũng đã có sự tham gia của Guy Philippe, cựu sĩ quan lãnh đạo cảnh sát, người bị cáo buộc đã tìm cách tổ chức một cuộc đảo chính vào năm 2002.
Diễn tiến mới nhất này cùng với sự bất lực của lực lượng cảnh sát mỏng trong việc giành lại quyền kiểm soát các khu vực quan trọng của Haiti có thể đưa cuộc xung đột tại quốc gia Caribê này lên một mức độ khác.
Câu hỏi chính là quy mô của cuộc nổi dậy tại Gonaives và nơi khác có thể mở đường cho sự quay lại chính trường của các nhóm liên quan đến các cựu lãnh đạo quân sự của Haiti. (BBC)
Đến nay cuộc nổi dậy đã khiến hơn 50 người thiệt mạng.
Các báo cáo mới nhất cho thấy phiến quân đã chiếm giữ thành phố trung tâm chủ chốt Hinche.
Họ hiện kiểm soát các ngả đường đến Artibonite là khu vực cung cấp lương thực chính và đã cắt lìa miền Bắc khi đẩy lùi lực lượng cảnh sát ra khỏi một số thị trấn.
Việc quân phiến loạn vũ trang chiếm giữ thị trấn Gonaives của Haiti hai tuần trước đây đã đánh dấu một chương mới trong cuộc khủng hoảng chính trị của Haiti.
Cuộc nổi dậy do một nhóm thân với Aristide trước đây là Canibal Army mà sau đó đổi lại thành Mặt trận Kháng chiến Artibonite.
Tổng Thống Jean Bertrand Aristide
Nhóm này đã quay sang chống chính phủ sau cái chết của lãnh tụ của nhóm này là ông Amiot Metayet vào tháng Chín mà trách nhiệm bị quy cho các nhóm thân chính phủ.
Tự thân nhóm này không có đủ sức để đối đầu với lực lượng cảnh sát và dân quân thân chính phủ tại các thành phố chính khác, tuy đã chiếm được một số các thị trấn nhỏ hơn.
Nhưng có bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng phiến quân mới đây đã được sự góp mặt của các cựu thủ lĩnh và quân nhân lưu vong của quân đội bị giải tán của Haiti.
Lực lượng này đã hoành hành tại Haiti vào cuối thập niên 80 và đầu 90. Các nhân chứng cho biết cuộc tấn công cuối cùng tại thànhphố Hinche đã được Louis Jodel Chamblain cầm đầu.
Nhân vật này là cựu quân nhân, người từng cầm đầu các nhóm thanh toán trong giai đoạn quân nhân cầm quyền vào đầu thập niên 90.
Phiến quân cũng đã có sự tham gia của Guy Philippe, cựu sĩ quan lãnh đạo cảnh sát, người bị cáo buộc đã tìm cách tổ chức một cuộc đảo chính vào năm 2002.
Diễn tiến mới nhất này cùng với sự bất lực của lực lượng cảnh sát mỏng trong việc giành lại quyền kiểm soát các khu vực quan trọng của Haiti có thể đưa cuộc xung đột tại quốc gia Caribê này lên một mức độ khác.
Câu hỏi chính là quy mô của cuộc nổi dậy tại Gonaives và nơi khác có thể mở đường cho sự quay lại chính trường của các nhóm liên quan đến các cựu lãnh đạo quân sự của Haiti. (BBC)