Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Gordon Brown, đã kêu gọi phải có thêm nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề nghèo đói trên toàn cầu.
Phát biểu trong một hội thảo tại Luân Đôn, ông Brown nói cộng đồng quốc tế có thể sẽ không đáp ứng được các mục tiêu giảm nghèo, được biết đến với cái tên các mục tiêu Thiên niên kỷ.
Trong số những mục tiêu đó, có mục tiêu cung cấp giáo dục tiểu học cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới. Một mục tiêu khác là phải cắt giảm 2/3 tỉ lệ tử vong ở trẻ em.
Tất cả những mục tiêu này dự kiến sẽ phải được hoàn thành vào năm 2015.
Thế nhưng ông Brown nói kế hoạch này đang thất bại, vì người ta thiếu ý chí chính trị nhằm giải quyết những khốn khó của những người nghèo nhất thế giới.
Ông Brown nói với khán thính giả của mình rằng như tình hình bây giờ, các mục tiêu này sẽ không đạt được tại Trung Đông, Nam Mỹ, Caribe và Bắc Phi.
Ông nói các vùng cận sa mạc Sahara sẽ phải mất hàng ngàn năm mới đạt được mục tiêu này.
Ông Brown phát biểu mạnh mẽ, cho rằng hiện có đủ tri thức cần thiết về kỹ thuật và y khoa để thay đổi cuộc sống của những người nghèo, thế nhưng, ông nói điều đó đã không xảy ra vì thế giới không quan tâm.
Ông nói "Nếu như chúng ta không làm những gì chúng ta phải làm thì không những chúng ta sẽ làm tổn hại những người nghèo mà họ sẽ không còn tin tưởng vào những lời hứa hẹn của chúng ta nữa".
Vì thế khi có chuyện cấp bách và thế hệ của chúng ta đã cam kết sẽ thực hiện, thì câu hỏi đơn giản được đặt ra như theo lời của tổng thống Mỹ là “nếu không phải là bây giờ thì khi nào, không phải chúng ta thì là ai, nếu không cùng nhau thực hiện thì làm thế nào?"
Không thể đồn đẩy cho ai khác vào thời điểm khác và bằng cách nào khác. Phải là bây giờ và phải là chúng ta cùng nhau làm việc".
Ông lên án các chính sách ông mô tả là xì căng đan, đó là việc các nước giàu tài trợ nông nghiệp cho nước mình một cách quá đáng làm cho những nhà nông ở những nước nghèo không thể cạnh tranh nổi.
Và ông cũng đề cập đến một thỏa thuận quốc tế mới. Ông đề nghị thiết lập các hệ thống tăng quỹ tài trợ quốc tế lên gấp đôi trong vòng mười năm tới.
Ông kêu gọi hợp tác trên phạm vi quốc tế theo tinh thần của kế hoạch Marshall, một kế hoạch cứu trợ do Mỹ tiên phong đã giúp tái thiết Châu Âu sau thế chiến thứ hai.
Ông nói: "Chuyện gì xảy đến cho những người nghèo nhất tại những nước nghèo nhất sẽ trực tiếp ảnh hưởng những người giàu nhất tại những nước giàu nhất".
"Vì thế kế hoạch cứu trợ toàn cầu như kế hoạch Marshall năm 1948 là cần thiết hơn bao giờ hết và còn cấp bách hơn cả vào thời điểm 50 năm về trước", ông Brown nhận định.
Bộ trưởng tài chính Anh nói nếu không vượt qua được các thách thức này, những người giàu trên thế giới sẽ không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc ngồi trên ghế nệm xem truyền hình chiếu cảnh những người nghèo chết dần vì đói.
Ông kêu gọi những tổ chức từ thiện hãy tiếp tục đấu tranh, cho rằng các tổ chức này cần phải tiếp tục đóng vai trò lương tâm của những người giàu.(BBC)
Phát biểu trong một hội thảo tại Luân Đôn, ông Brown nói cộng đồng quốc tế có thể sẽ không đáp ứng được các mục tiêu giảm nghèo, được biết đến với cái tên các mục tiêu Thiên niên kỷ.
Trong số những mục tiêu đó, có mục tiêu cung cấp giáo dục tiểu học cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới. Một mục tiêu khác là phải cắt giảm 2/3 tỉ lệ tử vong ở trẻ em.
Tất cả những mục tiêu này dự kiến sẽ phải được hoàn thành vào năm 2015.
Thế nhưng ông Brown nói kế hoạch này đang thất bại, vì người ta thiếu ý chí chính trị nhằm giải quyết những khốn khó của những người nghèo nhất thế giới.
Ông Brown nói với khán thính giả của mình rằng như tình hình bây giờ, các mục tiêu này sẽ không đạt được tại Trung Đông, Nam Mỹ, Caribe và Bắc Phi.
Ông nói các vùng cận sa mạc Sahara sẽ phải mất hàng ngàn năm mới đạt được mục tiêu này.
Ông Brown phát biểu mạnh mẽ, cho rằng hiện có đủ tri thức cần thiết về kỹ thuật và y khoa để thay đổi cuộc sống của những người nghèo, thế nhưng, ông nói điều đó đã không xảy ra vì thế giới không quan tâm.
Ông nói "Nếu như chúng ta không làm những gì chúng ta phải làm thì không những chúng ta sẽ làm tổn hại những người nghèo mà họ sẽ không còn tin tưởng vào những lời hứa hẹn của chúng ta nữa".
Vì thế khi có chuyện cấp bách và thế hệ của chúng ta đã cam kết sẽ thực hiện, thì câu hỏi đơn giản được đặt ra như theo lời của tổng thống Mỹ là “nếu không phải là bây giờ thì khi nào, không phải chúng ta thì là ai, nếu không cùng nhau thực hiện thì làm thế nào?"
Không thể đồn đẩy cho ai khác vào thời điểm khác và bằng cách nào khác. Phải là bây giờ và phải là chúng ta cùng nhau làm việc".
Ông lên án các chính sách ông mô tả là xì căng đan, đó là việc các nước giàu tài trợ nông nghiệp cho nước mình một cách quá đáng làm cho những nhà nông ở những nước nghèo không thể cạnh tranh nổi.
Và ông cũng đề cập đến một thỏa thuận quốc tế mới. Ông đề nghị thiết lập các hệ thống tăng quỹ tài trợ quốc tế lên gấp đôi trong vòng mười năm tới.
Ông kêu gọi hợp tác trên phạm vi quốc tế theo tinh thần của kế hoạch Marshall, một kế hoạch cứu trợ do Mỹ tiên phong đã giúp tái thiết Châu Âu sau thế chiến thứ hai.
Ông nói: "Chuyện gì xảy đến cho những người nghèo nhất tại những nước nghèo nhất sẽ trực tiếp ảnh hưởng những người giàu nhất tại những nước giàu nhất".
"Vì thế kế hoạch cứu trợ toàn cầu như kế hoạch Marshall năm 1948 là cần thiết hơn bao giờ hết và còn cấp bách hơn cả vào thời điểm 50 năm về trước", ông Brown nhận định.
Bộ trưởng tài chính Anh nói nếu không vượt qua được các thách thức này, những người giàu trên thế giới sẽ không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc ngồi trên ghế nệm xem truyền hình chiếu cảnh những người nghèo chết dần vì đói.
Ông kêu gọi những tổ chức từ thiện hãy tiếp tục đấu tranh, cho rằng các tổ chức này cần phải tiếp tục đóng vai trò lương tâm của những người giàu.(BBC)