Cảnh sát Trung Quốc đã chính thức bắt giữ một người đàn ông bị cáo buộc về tội danh lật đổ chế độ, do đã có những bài viết trên internet chỉ trích chính quyền.
Nhân vật bất đồng chính kiến, ông Đỗ Đạo Bân, là một trong hơn 40 người bày tỏ bất đồng chính kiến trên internet bị bắt giữ tại Trung Quốc.
Đỗ Đạo Bân là cựu nhân viên dân sự, đã bị bắt giữ gần bốn tháng. Nay cảnh sát nói ông đã phạm tội viết 28 bài đăng trên internet khích động lật đổ quyền lực nhà nước Trung Quốc.
Phát ngôn viên cảnh sát nói ông Đỗ đã vượt quá quyền pháp lý trong việc chỉ trích chính phủ.
Thế nhưng chuyện này sẽ dẫn đến điều gì vẫn là một câu hỏi khiến các trí thức nước này hoang mang.
Trong vụ bắt giữ ông Đỗ, hơn 100 học giả và nhà văn đã ký một lá thư trên internet, kêu gọi trả tự do cho ông này.
Sau khi được phổ biến trên internet, lời kêu gọi đã thu hút được hơn 900 chữ ký nữa.
Những người ký tên muốn có định nghĩa rõ ràng là công dân được quyền chỉ trích chính phủ tới mức độ nào thì không bị xúi giục nổi loạn.
Thư yêu cầu là một ví dụ về việc internet là một công cụ hữu hiệu để thay đổi xã hội.
Vụ chính thức bắt giữ ông Đỗ Đạo Bân có vẻ như là một tín hiệu cho thấy bất chấp những áp lực bên ngoài, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa sẵn lòng nới lỏng sự kiểm soát chặt chẽ đối với internet. (BBC)
Nhân vật bất đồng chính kiến, ông Đỗ Đạo Bân, là một trong hơn 40 người bày tỏ bất đồng chính kiến trên internet bị bắt giữ tại Trung Quốc.
Đỗ Đạo Bân là cựu nhân viên dân sự, đã bị bắt giữ gần bốn tháng. Nay cảnh sát nói ông đã phạm tội viết 28 bài đăng trên internet khích động lật đổ quyền lực nhà nước Trung Quốc.
Phát ngôn viên cảnh sát nói ông Đỗ đã vượt quá quyền pháp lý trong việc chỉ trích chính phủ.
Thế nhưng chuyện này sẽ dẫn đến điều gì vẫn là một câu hỏi khiến các trí thức nước này hoang mang.
Trong vụ bắt giữ ông Đỗ, hơn 100 học giả và nhà văn đã ký một lá thư trên internet, kêu gọi trả tự do cho ông này.
Sau khi được phổ biến trên internet, lời kêu gọi đã thu hút được hơn 900 chữ ký nữa.
Những người ký tên muốn có định nghĩa rõ ràng là công dân được quyền chỉ trích chính phủ tới mức độ nào thì không bị xúi giục nổi loạn.
Thư yêu cầu là một ví dụ về việc internet là một công cụ hữu hiệu để thay đổi xã hội.
Vụ chính thức bắt giữ ông Đỗ Đạo Bân có vẻ như là một tín hiệu cho thấy bất chấp những áp lực bên ngoài, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa sẵn lòng nới lỏng sự kiểm soát chặt chẽ đối với internet. (BBC)