Nhà chức trách Iraq đã hối thúc các nước lân cận thắt chặt kiểm soát biên giới, sau khi có vụ tấn công mới vào các mục tiêu an ninh ở Iraq.
Ngoại trưởng Iraq, Hoshyar Zebari, nói với các đồng nhiệm ở cuộc họp tại Kuwait là chính vì quyền lợi của các nước mà họ nên ngăn những người xâm nhập nước ngoài.
Ít nhất 27 người – đa số là cảnh sát – đã chết trong cuộc tấn công hôm thứ Bảy ở Falluja. Bốn người tấn công cũng nằm trong số người thiệt mạng.
Các quan chức Iraq nghi ngờ những người tấn công muốn giải thoát cho các chiến binh nước ngoài.
Khoảng 70 tay súng đã tấn công vào văn phòng thị trưởng, trạm cảnh sát ở Falluja, phía tây Baghdad. Họ giải cứu hơn 20 tù nhân.
Cuộc tấn công ngay giữa ban ngày là cuộc tấn công thứ ba vào lực lượng an ninh Iraq tuần này, theo sau các cuộc bỏ bom làm gần 100 người chết.
Phóng viên BBC Jonny Dymond ở Baghdad nói đây là cuộc tấn khốc liệt nhất tại Iraq hậu chiến.
Vụ tấn công này ở Falluja xảy ra chỉ hai ngày sau khi tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Trung Ðông tướng John Abizaid, đã thoát được một vụ tấn công của phe nổi dậy cũng tại Falluja.
Tin tức tại chỗ cho biết có tới 50 kẻ võ trang đã tham dự cuộc đọ súng này mà đã làm cho khoảng 30 người bị thương.
Cảnh sát viên Earazan Abu Issa cho thông tấn xã Reuters biết "có một số người không rõ là bao nhiêu đã bắn súng cối, dùng chất nổ và bắn súng máy từ bốn hướng".
Ông nói thêm "hỏa lực của họ mạnh hơn các khẩu Kalashnikov của chúng tôi rất nhiều"
Binh sĩ Hoa Kỳ nay đã tiến vào thành phố này nằm trong một khu vực gọi là "Tam giác Sunni", cứ điểm của phong trào du kích chống lại lực lượng chiếm đóng Iraq dưới sự hướng dẫn của Hoa Kỳ.
Quan ngại về an ninh
Trong lúc bạo động tiếp diễn, nhiều sinh hoạt ngoại giao đã diễn ra ráo riết để cố đạt đến một tình trạng ổn định chính trị tại đó.
Một đặc sứ của LHQ đã hôm nay đã hoàn tất chuyến tham quan để đánh giá liệu có thể tổ chức cuộc bầu cử sớm sủa hay không, đã ra về mà không đưa ra được một triển vọng nào cả.
Trong một cuộc họp báo tại Baghdad, ông Lakhdar Brahami nói rằng còn một số vấn đề lớn cần phải được giải quyết trước khi có thể bàn tới ngày tổ chức bầu cử.
Tình hình an ninh tại Iraq hiện đang được bàn thảo tại một cuộc họp chưa từng diễn ra tại nước láng giếng của Iraq là nước Kuwait.
Các ngoại trưởng của các nước như là Kuwait, Jordan, Syria, Ả rập Saudi, Thổ nhĩ kỳ, Iran và Ai cập sẽ đàm phán với ngoại trưởng Iraq, ông Hoshyar Zebari.
Ông đã cho đài BBC biết là Iraq sẽ không tìm cách gây xung đột với các nước láng giềng và sẽ yêu cầu họ giúp cho Iraq được củng cố thêm tình trạng ổn định và an ninh bằng cách chặn những phần tử xấu từ các nước này xăm nhập vào Iraq.(bbc)
Ngoại trưởng Iraq, Hoshyar Zebari, nói với các đồng nhiệm ở cuộc họp tại Kuwait là chính vì quyền lợi của các nước mà họ nên ngăn những người xâm nhập nước ngoài.
Ít nhất 27 người – đa số là cảnh sát – đã chết trong cuộc tấn công hôm thứ Bảy ở Falluja. Bốn người tấn công cũng nằm trong số người thiệt mạng.
Các quan chức Iraq nghi ngờ những người tấn công muốn giải thoát cho các chiến binh nước ngoài.
Khoảng 70 tay súng đã tấn công vào văn phòng thị trưởng, trạm cảnh sát ở Falluja, phía tây Baghdad. Họ giải cứu hơn 20 tù nhân.
Cuộc tấn công ngay giữa ban ngày là cuộc tấn công thứ ba vào lực lượng an ninh Iraq tuần này, theo sau các cuộc bỏ bom làm gần 100 người chết.
Phóng viên BBC Jonny Dymond ở Baghdad nói đây là cuộc tấn khốc liệt nhất tại Iraq hậu chiến.
Vụ tấn công này ở Falluja xảy ra chỉ hai ngày sau khi tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Trung Ðông tướng John Abizaid, đã thoát được một vụ tấn công của phe nổi dậy cũng tại Falluja.
Tin tức tại chỗ cho biết có tới 50 kẻ võ trang đã tham dự cuộc đọ súng này mà đã làm cho khoảng 30 người bị thương.
Cảnh sát viên Earazan Abu Issa cho thông tấn xã Reuters biết "có một số người không rõ là bao nhiêu đã bắn súng cối, dùng chất nổ và bắn súng máy từ bốn hướng".
Ông nói thêm "hỏa lực của họ mạnh hơn các khẩu Kalashnikov của chúng tôi rất nhiều"
Binh sĩ Hoa Kỳ nay đã tiến vào thành phố này nằm trong một khu vực gọi là "Tam giác Sunni", cứ điểm của phong trào du kích chống lại lực lượng chiếm đóng Iraq dưới sự hướng dẫn của Hoa Kỳ.
Quan ngại về an ninh
Trong lúc bạo động tiếp diễn, nhiều sinh hoạt ngoại giao đã diễn ra ráo riết để cố đạt đến một tình trạng ổn định chính trị tại đó.
Một đặc sứ của LHQ đã hôm nay đã hoàn tất chuyến tham quan để đánh giá liệu có thể tổ chức cuộc bầu cử sớm sủa hay không, đã ra về mà không đưa ra được một triển vọng nào cả.
Trong một cuộc họp báo tại Baghdad, ông Lakhdar Brahami nói rằng còn một số vấn đề lớn cần phải được giải quyết trước khi có thể bàn tới ngày tổ chức bầu cử.
Tình hình an ninh tại Iraq hiện đang được bàn thảo tại một cuộc họp chưa từng diễn ra tại nước láng giếng của Iraq là nước Kuwait.
Các ngoại trưởng của các nước như là Kuwait, Jordan, Syria, Ả rập Saudi, Thổ nhĩ kỳ, Iran và Ai cập sẽ đàm phán với ngoại trưởng Iraq, ông Hoshyar Zebari.
Ông đã cho đài BBC biết là Iraq sẽ không tìm cách gây xung đột với các nước láng giềng và sẽ yêu cầu họ giúp cho Iraq được củng cố thêm tình trạng ổn định và an ninh bằng cách chặn những phần tử xấu từ các nước này xăm nhập vào Iraq.(bbc)