Một công ty vô tuyến viễn thông của Trung Quốc lần đầu tiên giành được một hợp đồng cung cấp trang thiết bị cho nước Iraq hậu chiến.
Công ty này đã ký được hợp đồng với Bộ Giao thông của Iraq sau 6 tháng đàm phán.
Ðây là một hợp đồng tương đối khiêm nhường trị giá khoảng 5 triệu đô la mỹ, theo ngành truyền thông chính thức của Trung Quốc cho biết, tuy nhiên đây là hợp đồng đầu tiên mà Iraq dành cho một công ty Trung Quốc thời hậu chiến.
Công ty Zhongxing có trụ sở tại tỉnh Quảng Ðông hoạt động trong lãnh vực viễn thông cho biết họ đã phải mất 6 tháng đàm phán và phải trải qua bao cuộc chống đối của Liên Quân dưới sự hướng dẫn của Hoa Kỳ, mới ký được hợp đồng này.
Washington gần đây mở cửa cho các công ty Trung Quốc tham gia vào công cuộc tái thiết nước Iraq.
Bắc Kinh đã cam kết 25 triệu đô la để tái thiết nước iraq và cũng đồng ý xóa một số nợ của Trung Quốc.
Quyền lợi của Trung Quốc tại Iraq tương đối nhỏ so với các nước khác mà vốn đã chống đối cuộc chiến Iraq, và hiện các nước này đang gây sức ép để có được hợp đồng tái thiết.
Theo sự nhận xét của các nhà phân tích, vùng Trung Ðông càng lúc càng trở nên trung tâm điểm của một tình trạng cạnh tranh để giành năng lượng giữa một bên là Trung Quốc mà hiện đang cần dầu hỏa và Hoa Kỳ.(BBC)
Công ty này đã ký được hợp đồng với Bộ Giao thông của Iraq sau 6 tháng đàm phán.
Ðây là một hợp đồng tương đối khiêm nhường trị giá khoảng 5 triệu đô la mỹ, theo ngành truyền thông chính thức của Trung Quốc cho biết, tuy nhiên đây là hợp đồng đầu tiên mà Iraq dành cho một công ty Trung Quốc thời hậu chiến.
Công ty Zhongxing có trụ sở tại tỉnh Quảng Ðông hoạt động trong lãnh vực viễn thông cho biết họ đã phải mất 6 tháng đàm phán và phải trải qua bao cuộc chống đối của Liên Quân dưới sự hướng dẫn của Hoa Kỳ, mới ký được hợp đồng này.
Washington gần đây mở cửa cho các công ty Trung Quốc tham gia vào công cuộc tái thiết nước Iraq.
Bắc Kinh đã cam kết 25 triệu đô la để tái thiết nước iraq và cũng đồng ý xóa một số nợ của Trung Quốc.
Quyền lợi của Trung Quốc tại Iraq tương đối nhỏ so với các nước khác mà vốn đã chống đối cuộc chiến Iraq, và hiện các nước này đang gây sức ép để có được hợp đồng tái thiết.
Theo sự nhận xét của các nhà phân tích, vùng Trung Ðông càng lúc càng trở nên trung tâm điểm của một tình trạng cạnh tranh để giành năng lượng giữa một bên là Trung Quốc mà hiện đang cần dầu hỏa và Hoa Kỳ.(BBC)