Hàng trăm ngàn người Iran đã đánh dấu lễ kỷ niệm 25 năm cách mạng, là cuộc cách mạng đưa chế độ Hồi giáo lên nắm quyền.
Tổng thống Iran, Mohammed Khatami, lên tiếng chỉ trích những người đối lập theo đường lối bảo thủ. Ông nói rằng họ đang bỏ qua quyền của người dân và chống lại lợi ích của Iran.
Hàng trăm ngàn nhân viên chính phủ và gia đình họ được đưa tới thành phố bằng xe buýt để biểu lộ ủng hộ cho chính quyền có đường lối cứng rắn tại Iran.
Trong 25 năm qua, đạo Hồi là một tôn giáo đã trải qua giai đoạn có những chuyển đổi lớn.
Việc nước Cộng hòa Hồi giáo đã không tạo ra được một xã hội tự do, thịnh vượng và hiện đại cho đại đa số nhân dân Iran đã khiến họ nay kêu gọi có sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước.
Tôn giáo hay thế tục?
25 năm trước, Ayatollah Khomeini đưa Hồi giáo vào một lĩnh vực chưa bao giờ được đụng tới, bằng cách kết hợp tôn giáo với nhà nước sau hơn 300 năm ly khai.
Đó là một thách thức khổng lồ cho Hồi giáo, và các giáo sĩ cai trị phải tìm ra những giải pháp cho một xã hội hiện đại từ những lý thuyết tôn giáo cũ kỹ.
Theo đa phần những người Iran, thử nghiệm này gây thiệt hại cho cả Hồi giáo và đất nước.
25 năm sau cuộc cách mạng Hồi giáo, Iran vẫn chưa phải là một xã hội thịnh vượng và dân chủ.
Vì nước này vẫn do các giáo sĩ Hồi giáo cai trị, điều không tránh khỏi là mọi người thường quy kết mọi điều tồi tệ của đất nước Iran là do hệ tư tưởng cai trị.
Do đó, việc thế tục hóa giờ đây trở thành một trong những nhu cầu chính tại Iran.
Những ngày này, không chỉ những người Iran bình thường nói rằng các giáo sĩ nên quay trở lại các giáo đường, mà ngay chính một số giáo sĩ cũng cho rằng sẽ là tốt hơn cho đức tin của họ nếu tôn giáo nên tách rời khỏi hệ thống nhà nước.
Đây quả là một nghịch lý cho chính trị Iran hiện đại, khi mà Hồi giáo truyền thống và tư tưởng tự do phương Tây giờ đây lại đồng nhất lên tiếng kêu gọi cho một nhà nước Iran thế tục.
Một số người nhận xét có vẻ như chính trị Hồi giáo hiện đại đang hấp hối tại chính nơi sinh thành của nó.(BBC)
Tổng thống Iran, Mohammed Khatami, lên tiếng chỉ trích những người đối lập theo đường lối bảo thủ. Ông nói rằng họ đang bỏ qua quyền của người dân và chống lại lợi ích của Iran.
Hàng trăm ngàn nhân viên chính phủ và gia đình họ được đưa tới thành phố bằng xe buýt để biểu lộ ủng hộ cho chính quyền có đường lối cứng rắn tại Iran.
Trong 25 năm qua, đạo Hồi là một tôn giáo đã trải qua giai đoạn có những chuyển đổi lớn.
Việc nước Cộng hòa Hồi giáo đã không tạo ra được một xã hội tự do, thịnh vượng và hiện đại cho đại đa số nhân dân Iran đã khiến họ nay kêu gọi có sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước.
Tôn giáo hay thế tục?
25 năm trước, Ayatollah Khomeini đưa Hồi giáo vào một lĩnh vực chưa bao giờ được đụng tới, bằng cách kết hợp tôn giáo với nhà nước sau hơn 300 năm ly khai.
Đó là một thách thức khổng lồ cho Hồi giáo, và các giáo sĩ cai trị phải tìm ra những giải pháp cho một xã hội hiện đại từ những lý thuyết tôn giáo cũ kỹ.
Theo đa phần những người Iran, thử nghiệm này gây thiệt hại cho cả Hồi giáo và đất nước.
25 năm sau cuộc cách mạng Hồi giáo, Iran vẫn chưa phải là một xã hội thịnh vượng và dân chủ.
Vì nước này vẫn do các giáo sĩ Hồi giáo cai trị, điều không tránh khỏi là mọi người thường quy kết mọi điều tồi tệ của đất nước Iran là do hệ tư tưởng cai trị.
Do đó, việc thế tục hóa giờ đây trở thành một trong những nhu cầu chính tại Iran.
Những ngày này, không chỉ những người Iran bình thường nói rằng các giáo sĩ nên quay trở lại các giáo đường, mà ngay chính một số giáo sĩ cũng cho rằng sẽ là tốt hơn cho đức tin của họ nếu tôn giáo nên tách rời khỏi hệ thống nhà nước.
Đây quả là một nghịch lý cho chính trị Iran hiện đại, khi mà Hồi giáo truyền thống và tư tưởng tự do phương Tây giờ đây lại đồng nhất lên tiếng kêu gọi cho một nhà nước Iran thế tục.
Một số người nhận xét có vẻ như chính trị Hồi giáo hiện đại đang hấp hối tại chính nơi sinh thành của nó.(BBC)