Một nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc đã tới Iraq bắt đầu sứ mạng giúp cho qúa trình chuyển giao quyền lực tại Iraq.
Khi công bố sự hiện diện của phái đoàn tại Iraq, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nói họ sẽ tổ chức những buổi tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo Iraq và những người đứng đầu phía Hoa Kỳ về việc thành lập một chính phủ lâm thời.
Đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn tới Iraq kể từ sau vụ đánh bom trụ sở của họ ở Baghdad hồi tháng 8 năm ngoái làm 22 người thiệt mạng trong đó có cả trưởng đại diện Sergio Vieira de Mello.
Phát ngôn viên Dan Senor của Hoa Kỳ tại Iraq nói rằng theo ông hiểu thì Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chưa đưa ra khuyến cáo gì cụ thể và phái đoàn của Liên Hiệp Quốc sẽ chia thành hai nhóm, một nghiên cứu về vấn đề an ninh, một về bầu cử để xét xem liệu có thể tổ chức bầu cử toàn quốc từ nay cho tới ngày 30 tháng sáu được hay không.
Nhà lãnh đạo tối cao của nhóm Shiite tại Iraq, Ayatollah Ali al-Sistani đã đòi phải có bầu cử trực tiếp và bác bỏ đề nghị có chính phủ bổ nhiệm do Hoa Kỳ đề nghị.
Nhiệm vụ quan trọng
Công việc của phái đoàn Liên Hiệp Quốc sẽ có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị vì những khuyến cáo của phái đoàn có thể làm thay đổi kế hoạch chuyển giao quyền lực hiện nay của Hoa Kỳ cho Iraq.
Các quan chức Hoa Kỳ và Hội đồng Điều hành Iraq đã thống nhất về một hệ thống phức tạp nhằm chọn ra các quan chức trong một chính phủ lâm thời ở Iraq.
Tuy nhiên kế hoạch này đã bị tu sỹ hồi giáo Ayatollah Ali al-Sistani bác bỏ và ông đòi phải có bầu cử trực tiếp.
Sự ủng hộ của Ayatollah al-Sistani là tối quan trọng vì nhóm Shiite chiếm đa số ở Iraq.
Vị giáo chủ nói rằng ông có thể chấp nhận phán quyết của Liên Hiệp Quốc.
Trong khi đó phía Hoa Kỳ nói rằng họ cũng có thể sẽ nhân nhượng. Phái đoàn của Liên Hiệp Quốc theo dự kiến sẽ ở lại Iraq trong vòng hai tuần.
Họ có kế hoạch gặp mọi giới trong xã hội và cố để có được sự thống nhất về qúa trình chuyển tiếp.
Thế nhưng mọi người đều hiểu rằng người đóng vai trò lớn ở đây vẫn là Ayatollah al-Sistani và cộng đồng hồi giáo Shiite mà ông đại diện.(BBC)
Khi công bố sự hiện diện của phái đoàn tại Iraq, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nói họ sẽ tổ chức những buổi tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo Iraq và những người đứng đầu phía Hoa Kỳ về việc thành lập một chính phủ lâm thời.
Đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn tới Iraq kể từ sau vụ đánh bom trụ sở của họ ở Baghdad hồi tháng 8 năm ngoái làm 22 người thiệt mạng trong đó có cả trưởng đại diện Sergio Vieira de Mello.
Phát ngôn viên Dan Senor của Hoa Kỳ tại Iraq nói rằng theo ông hiểu thì Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chưa đưa ra khuyến cáo gì cụ thể và phái đoàn của Liên Hiệp Quốc sẽ chia thành hai nhóm, một nghiên cứu về vấn đề an ninh, một về bầu cử để xét xem liệu có thể tổ chức bầu cử toàn quốc từ nay cho tới ngày 30 tháng sáu được hay không.
Nhà lãnh đạo tối cao của nhóm Shiite tại Iraq, Ayatollah Ali al-Sistani đã đòi phải có bầu cử trực tiếp và bác bỏ đề nghị có chính phủ bổ nhiệm do Hoa Kỳ đề nghị.
Nhiệm vụ quan trọng
Công việc của phái đoàn Liên Hiệp Quốc sẽ có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị vì những khuyến cáo của phái đoàn có thể làm thay đổi kế hoạch chuyển giao quyền lực hiện nay của Hoa Kỳ cho Iraq.
Các quan chức Hoa Kỳ và Hội đồng Điều hành Iraq đã thống nhất về một hệ thống phức tạp nhằm chọn ra các quan chức trong một chính phủ lâm thời ở Iraq.
Tuy nhiên kế hoạch này đã bị tu sỹ hồi giáo Ayatollah Ali al-Sistani bác bỏ và ông đòi phải có bầu cử trực tiếp.
Sự ủng hộ của Ayatollah al-Sistani là tối quan trọng vì nhóm Shiite chiếm đa số ở Iraq.
Vị giáo chủ nói rằng ông có thể chấp nhận phán quyết của Liên Hiệp Quốc.
Trong khi đó phía Hoa Kỳ nói rằng họ cũng có thể sẽ nhân nhượng. Phái đoàn của Liên Hiệp Quốc theo dự kiến sẽ ở lại Iraq trong vòng hai tuần.
Họ có kế hoạch gặp mọi giới trong xã hội và cố để có được sự thống nhất về qúa trình chuyển tiếp.
Thế nhưng mọi người đều hiểu rằng người đóng vai trò lớn ở đây vẫn là Ayatollah al-Sistani và cộng đồng hồi giáo Shiite mà ông đại diện.(BBC)