Tòa án ở Hamburg đã ra phán quyết vô tội trong phiên xử một người đàn ông Marốc bị cáo buộc tham dự việc hoạch định cuộc tấn công ngày 11-9.
Vị quan tòa đã bác bỏ bằng chứng mà phía công tố đưa ra vào phút cuối cùng.
Quan tòa nói ông không chấp nhận bằng chứng mới, dù phía công tố nói nó cần được đưa ra, với lý do bằng chứng xuất phát từ Ramzi Binalshibh, người bị cáo buộc là thành viên của chi bộ al-Qaeda ở Hamburg và đang bị giam tại Mỹ.
Vị quan tòa nói người Mỹ đã không cho phép ông Binalshibh làm chứng trước tòa, vì thế không thể sử dụng các văn bản ghi lại phiên hỏi cung do người Mỹ thực hiện.
Điều này có nghĩa là AbdelGhani Mzoudi, 30 tuổi và từng học ở Marốc, được tuyên bố không mắc tội hoạch định các cuộc tấn công ngày 11-9.
Hiện tại thì cuộc sống của người này không có gì thay đổi. Phía công tố dự kiến sẽ nộp đơn kháng án, tức là AbdelGhani sẽ vẫn ở lại Hamburg.
Luật sư của ông nói ông muốn đị học tại Hamburg, nhưng có thể ông sẽ bị trục xuất về Marốc. Tại Marốc, có khả năng ông sẽ bị trao cho nhà chức trách Mỹ.
Cũng chưa rõ liệu phiên tòa sẽ có tác động gì đến một người Marốc khác bị kết án ở Hamburg năm ngoái, cũng bị các cáo buộc giống như ông Mzoudi.
Người đàn ông này, có tên Mounir El Motassadeq, đang kháng án chống lại bản án 15 năm tù.(BBC)
Vị quan tòa đã bác bỏ bằng chứng mà phía công tố đưa ra vào phút cuối cùng.
Quan tòa nói ông không chấp nhận bằng chứng mới, dù phía công tố nói nó cần được đưa ra, với lý do bằng chứng xuất phát từ Ramzi Binalshibh, người bị cáo buộc là thành viên của chi bộ al-Qaeda ở Hamburg và đang bị giam tại Mỹ.
Vị quan tòa nói người Mỹ đã không cho phép ông Binalshibh làm chứng trước tòa, vì thế không thể sử dụng các văn bản ghi lại phiên hỏi cung do người Mỹ thực hiện.
Điều này có nghĩa là AbdelGhani Mzoudi, 30 tuổi và từng học ở Marốc, được tuyên bố không mắc tội hoạch định các cuộc tấn công ngày 11-9.
Hiện tại thì cuộc sống của người này không có gì thay đổi. Phía công tố dự kiến sẽ nộp đơn kháng án, tức là AbdelGhani sẽ vẫn ở lại Hamburg.
Luật sư của ông nói ông muốn đị học tại Hamburg, nhưng có thể ông sẽ bị trục xuất về Marốc. Tại Marốc, có khả năng ông sẽ bị trao cho nhà chức trách Mỹ.
Cũng chưa rõ liệu phiên tòa sẽ có tác động gì đến một người Marốc khác bị kết án ở Hamburg năm ngoái, cũng bị các cáo buộc giống như ông Mzoudi.
Người đàn ông này, có tên Mounir El Motassadeq, đang kháng án chống lại bản án 15 năm tù.(BBC)