Khoa học gia hàng đầu trong lĩnh vực hạt nhân của Pakistan thú nhận đã làm lộ bí mật hạt nhân cho Iran, Lybia và Bắc Hàn.
Hôm Thứ Tư, Abdul Qadeer Khan gặp Tổng Thống Pervez Musharraf và sau đó đã xuất hiện trên truyền hình, nhận hoàn toàn trách nhiệm về việc chuyển giao bí mật hạt nhân.
Tiến sĩ Khan, từng được coi như anh hùng dân tộc, nói với cả nước rằng ông đã có hành động không được chấp thuận và xin được tha thứ.
Tổng Thống Musharraf nói vụ việc, vốn đã gây ra sự phản đối gay gắt trong nước, đã làm tổn thương Pakistan.
Nội các sẽ nhóm họp vào hôm Thứ Năm để thảo luận về hành động cần thiết tiếp theo.
Pakistan đã mở cuộc điều tra về khả năng có sự chuyển giao bất hợp pháp hồi cuối năm ngoái, sau khi Liên Hợp Quốc cung cấp thông tin thu thập được về các chương trình hạt nhân của Iran và Libya.
Xin lỗi trên truyền hình
Một tuyên bố của chính phủ, được đưa ra hộ Thứ Tư, có đoạn viết "Tiến sĩ Aq Khan đã đệ trình lên Tổng Thống rằng tiến sĩ nhận toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động phổ biến thông tin bí mật".
Sau đó, Tiến Sĩ Khan đã có tuyên bố riêng trên truyền hình, trong đó ông nói Tổng Thống Musharraf cùng các quan chức khác trong chính phủ và trong quân đội không liên quan gì tới việc phổ biến bí mật hạt nhân.
Ông nói với khán giả xem truyền hình là "Tôi quyết định xuất hiện trước quý vị để bày tỏ sự hối hận sâu sắc nhất cùng lời xin lỗi muộn màng của mình".
Hôm Thứ Bảy, ông Khan đã bị sa thải khỏi chức vụ cố vấn khoa học và công nghệ đặc biệt của tổng thống.
Sang đến hôm Chủ Nhật, các quan chức nói ông đã ký vào bản thú tội, nói ông đã bán thông tin về công nghệ hạt nhân cho nước khác.
Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia đã quyết định đưa vấn đề ra cuộc họp nội các để quyết định.
Phản đối trong nước
Hơn 15 người thuộc cơ sở làm giàu hạt nhân có tên gọi Phòng Nghiên Cứu Thí Nghiệm Khan (Khan Research Laboratory - KRL), là nơi mà ông Khan từng điều hành, đã bị thẩm vấn trong quá trình điều tra.
Thân nhân của một số người hiện vẫn còn bị giam giữ đã lên tiếng, yêu cầu tuyên bố vô tội cho những đối tượng này.
Mohammed Shafiq, con trai của tổng giám đốc phụ trách phần xây dựng và bảo dưỡng KRL, nói: "Ông Khan đã bị buộc phải ra tuyên bố trên. Chúng tôi không chắc đó có phải là sự thực hay không. Cha tôi nói cha tôi vô tội. Các thành viên của KRL chưa bao giờ có liên hệ gì với Iran hay Libya cả."
Một đảng phái Hồi giáo hàng đầu nói một cuộc biểu tình phản đối tầm cỡ quốc gia dự kiến sẽ diễn ra vào hôm Thứ Sáu, bất chấp việc đã có lời xin lỗi được đưa ra.
Shahid Shamsi, phát ngôn viên của Jamaat-e-Islami, nói "Chính phủ đã xúc phạm tới Abdul Qadeer Khan qua việc buộc ông phải đọc bản tuyên bố trên truyền hình."
Ông nói chứng cứ buộc tội các khoa học gia phải được đệ trình trước quốc hội hoặc tòa án.
Lo ngại có phản ứng dữ dộI
Các quan chức Pakistan nói Tiến Sĩ Khan đã điều hành một mạng lưới tự động đánh cắp và chuyển thiết bị hạt nhân sang các quốc gia thứ ba, qua việc sử dụng các chuyến bay dân dụng.
Các quan chức nói mạng lưới này đã chia sẻ thiết kế li tâm mật, là kỹ thuật cho phép sản xuất ra chất uranium dùng chế tạo vũ khí.
Tiến sĩ Khan cũng bị cáo buộc là đã bí mật ra nước ngoài hướng dẫn cho các khoa học gia của Iran, Libya và Bắc Hàn về cách thức chế bom hạt nhân.
Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục là một nhân vật nổi tiếng ở Pakistan và việc sa thải ông hôm Thứ Bảy đã làm dấy lên sự phản đối trong nước.
Giới phóng viên nói chính phủ phải quyết định liệu có truy tố ông Khan hay không, một quyết định có lẽ sẽ gây ra sự phản ứng dữ dội trong nước.
Các đảng phái đối lập cáo buộc Tổng Thống Musharraf là đã khom lưng trước áp lực của Hoa Kỳ.
Hôm Thứ Tư, Tòa Bạch Ốc đã hoan nghênh những nỗ lực của Pakistan khám phá việc phổ biến thông tin hạt nhân, nhưng phát ngôn viên Scott McClellan nói việc truy tố hay không hoàn toàn tùy tthuộc vào Islamabad.(BBC)
Hôm Thứ Tư, Abdul Qadeer Khan gặp Tổng Thống Pervez Musharraf và sau đó đã xuất hiện trên truyền hình, nhận hoàn toàn trách nhiệm về việc chuyển giao bí mật hạt nhân.
Tiến sĩ Khan, từng được coi như anh hùng dân tộc, nói với cả nước rằng ông đã có hành động không được chấp thuận và xin được tha thứ.
Tổng Thống Musharraf nói vụ việc, vốn đã gây ra sự phản đối gay gắt trong nước, đã làm tổn thương Pakistan.
Nội các sẽ nhóm họp vào hôm Thứ Năm để thảo luận về hành động cần thiết tiếp theo.
Pakistan đã mở cuộc điều tra về khả năng có sự chuyển giao bất hợp pháp hồi cuối năm ngoái, sau khi Liên Hợp Quốc cung cấp thông tin thu thập được về các chương trình hạt nhân của Iran và Libya.
Xin lỗi trên truyền hình
Một tuyên bố của chính phủ, được đưa ra hộ Thứ Tư, có đoạn viết "Tiến sĩ Aq Khan đã đệ trình lên Tổng Thống rằng tiến sĩ nhận toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động phổ biến thông tin bí mật".
Sau đó, Tiến Sĩ Khan đã có tuyên bố riêng trên truyền hình, trong đó ông nói Tổng Thống Musharraf cùng các quan chức khác trong chính phủ và trong quân đội không liên quan gì tới việc phổ biến bí mật hạt nhân.
Ông nói với khán giả xem truyền hình là "Tôi quyết định xuất hiện trước quý vị để bày tỏ sự hối hận sâu sắc nhất cùng lời xin lỗi muộn màng của mình".
Hôm Thứ Bảy, ông Khan đã bị sa thải khỏi chức vụ cố vấn khoa học và công nghệ đặc biệt của tổng thống.
Sang đến hôm Chủ Nhật, các quan chức nói ông đã ký vào bản thú tội, nói ông đã bán thông tin về công nghệ hạt nhân cho nước khác.
Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia đã quyết định đưa vấn đề ra cuộc họp nội các để quyết định.
Phản đối trong nước
Hơn 15 người thuộc cơ sở làm giàu hạt nhân có tên gọi Phòng Nghiên Cứu Thí Nghiệm Khan (Khan Research Laboratory - KRL), là nơi mà ông Khan từng điều hành, đã bị thẩm vấn trong quá trình điều tra.
Thân nhân của một số người hiện vẫn còn bị giam giữ đã lên tiếng, yêu cầu tuyên bố vô tội cho những đối tượng này.
Mohammed Shafiq, con trai của tổng giám đốc phụ trách phần xây dựng và bảo dưỡng KRL, nói: "Ông Khan đã bị buộc phải ra tuyên bố trên. Chúng tôi không chắc đó có phải là sự thực hay không. Cha tôi nói cha tôi vô tội. Các thành viên của KRL chưa bao giờ có liên hệ gì với Iran hay Libya cả."
Một đảng phái Hồi giáo hàng đầu nói một cuộc biểu tình phản đối tầm cỡ quốc gia dự kiến sẽ diễn ra vào hôm Thứ Sáu, bất chấp việc đã có lời xin lỗi được đưa ra.
Shahid Shamsi, phát ngôn viên của Jamaat-e-Islami, nói "Chính phủ đã xúc phạm tới Abdul Qadeer Khan qua việc buộc ông phải đọc bản tuyên bố trên truyền hình."
Ông nói chứng cứ buộc tội các khoa học gia phải được đệ trình trước quốc hội hoặc tòa án.
Lo ngại có phản ứng dữ dộI
Các quan chức Pakistan nói Tiến Sĩ Khan đã điều hành một mạng lưới tự động đánh cắp và chuyển thiết bị hạt nhân sang các quốc gia thứ ba, qua việc sử dụng các chuyến bay dân dụng.
Các quan chức nói mạng lưới này đã chia sẻ thiết kế li tâm mật, là kỹ thuật cho phép sản xuất ra chất uranium dùng chế tạo vũ khí.
Tiến sĩ Khan cũng bị cáo buộc là đã bí mật ra nước ngoài hướng dẫn cho các khoa học gia của Iran, Libya và Bắc Hàn về cách thức chế bom hạt nhân.
Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục là một nhân vật nổi tiếng ở Pakistan và việc sa thải ông hôm Thứ Bảy đã làm dấy lên sự phản đối trong nước.
Giới phóng viên nói chính phủ phải quyết định liệu có truy tố ông Khan hay không, một quyết định có lẽ sẽ gây ra sự phản ứng dữ dội trong nước.
Các đảng phái đối lập cáo buộc Tổng Thống Musharraf là đã khom lưng trước áp lực của Hoa Kỳ.
Hôm Thứ Tư, Tòa Bạch Ốc đã hoan nghênh những nỗ lực của Pakistan khám phá việc phổ biến thông tin hạt nhân, nhưng phát ngôn viên Scott McClellan nói việc truy tố hay không hoàn toàn tùy tthuộc vào Islamabad.(BBC)