Tổng thống Bush xác nhận ông sẽ thành lập ủy ban độc lập điều tra cách thức ngành tình báo Mỹ giải quyết các vấn đề phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tuyên bố đưa ra sau khi có sức ép công luận lên chính quyền ông Bush đòi giải thích vì sao họ lại kết luận Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt trong khi đến nay vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu nào.
Chính quyền tổng thống Bush trong mấy ngày qua đã ngụ ý là có thể sẽ có một ủy ban lập ra, và giờ đây tổng thống Mỹ xác nhận ủy ban này sẽ điều tra vai trò của ngành tình báo Mỹ trong cuộc chiến Iraq:
"Tôi sẽ thành lập một ủy ban độc lập, với thành viên là người của cả hai đảng để phân tích chúng ta đang ở đâu, và có thể làm gì tốt hơn trong cuộc chiến chống khủng bố."
Sức ép
Kể từ lúc trưởng thanh tra vũ khí Hoa Kỳ, David Kay, nói là ngành tình báo đã kết luận sai về Iraq, thì sức ép đã gia tăng đối với ông Bush.
Đảng Dân chủ, Cộng hòa và ngành truyền thông đang đòi muốn biết tổng thống đã dùng loại tin tình báo nào để đưa ra quyết định gây chiến.
Họ muốn biết tiến trình dẫn đến kết luận và vì sao giờ đây nó nghe có vẻ lừa dối như vậy.
Nhưng tổng thống Bush nói cuộc điều tra sẽ không chỉ nói về Iraq, mà sẽ xem xét các hoạt động của ngành tình báo xung quanh các vấn đề phát triển vũ khí quy ước và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ủy ban sẽ gồm chín thành viên.
Chưa rõ bao giờ họ sẽ đưa ra báo cáo nhưng chính quyền ông Bush hi vọng các kết luận sẽ không xuất hiện trước cuộc bầu cử tổng thống tháng Mười một vì lo ngại nó có thể cung cấp ưu thế cho đảng Dân chủ.
Phân tích
Nhiều người coi Saddam Hussein là một nhà độc tài tàn bạo, một mối đe dọa cho người dân Iraq và các nước láng giềng. Nhiều người cũng cho rằng ông có vũ khí huỷ diệt hàng loạt và che giấu chúng.
Ông ta trước đây đã từng có vũ khí đó, và sử dụng chúng, và dường như không có lý do gì để người ta tin là bỗng nhiên ông trở thành một vị thánh hay một người theo chủ nghĩa hoà bình.
Tuy nhiên trên phương diện pháp lý thì bằng chứng gián tiếp không phải là bằng chứng quyết định.
Vì thế câu hỏi vẫn chưa được trả lời, đó là thực sự cơ quan tình báo biết những gì, chủ yếu là tình báo Anh và Mỹ, và các ông chủ chính trị của họ đã dùng các tin tình báo mà họ biết được này như thế nào.
Nó liên quan tới cả việc tìm hiểu xem các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 đã có ảnh hưởng như thế nào tới các nhà lập chính sách Mỹ.
Vụ 11 tháng 9 đã làm cho những đe dọa trước đó có thể là chấp nhận được trở thành không thể chấp nhận.
Nó dường như khiến người ta nghĩ tới những chính sách mạnh bạo mà trước đó có lẽ đã không thể nghĩ tới.
Điều không ai tranh cãi được đó là, chín tháng sau khi Tổng thống Bush tuyên bố các hoạt động quân sự lớn tại Iraq đã kết thúc, cuộc tranh luận về cuộc chiến Iraq nay đang rộn lên trở lại.(BBC)
Tuyên bố đưa ra sau khi có sức ép công luận lên chính quyền ông Bush đòi giải thích vì sao họ lại kết luận Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt trong khi đến nay vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu nào.
Chính quyền tổng thống Bush trong mấy ngày qua đã ngụ ý là có thể sẽ có một ủy ban lập ra, và giờ đây tổng thống Mỹ xác nhận ủy ban này sẽ điều tra vai trò của ngành tình báo Mỹ trong cuộc chiến Iraq:
"Tôi sẽ thành lập một ủy ban độc lập, với thành viên là người của cả hai đảng để phân tích chúng ta đang ở đâu, và có thể làm gì tốt hơn trong cuộc chiến chống khủng bố."
Sức ép
Kể từ lúc trưởng thanh tra vũ khí Hoa Kỳ, David Kay, nói là ngành tình báo đã kết luận sai về Iraq, thì sức ép đã gia tăng đối với ông Bush.
Đảng Dân chủ, Cộng hòa và ngành truyền thông đang đòi muốn biết tổng thống đã dùng loại tin tình báo nào để đưa ra quyết định gây chiến.
Họ muốn biết tiến trình dẫn đến kết luận và vì sao giờ đây nó nghe có vẻ lừa dối như vậy.
Nhưng tổng thống Bush nói cuộc điều tra sẽ không chỉ nói về Iraq, mà sẽ xem xét các hoạt động của ngành tình báo xung quanh các vấn đề phát triển vũ khí quy ước và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ủy ban sẽ gồm chín thành viên.
Chưa rõ bao giờ họ sẽ đưa ra báo cáo nhưng chính quyền ông Bush hi vọng các kết luận sẽ không xuất hiện trước cuộc bầu cử tổng thống tháng Mười một vì lo ngại nó có thể cung cấp ưu thế cho đảng Dân chủ.
Phân tích
Nhiều người coi Saddam Hussein là một nhà độc tài tàn bạo, một mối đe dọa cho người dân Iraq và các nước láng giềng. Nhiều người cũng cho rằng ông có vũ khí huỷ diệt hàng loạt và che giấu chúng.
Ông ta trước đây đã từng có vũ khí đó, và sử dụng chúng, và dường như không có lý do gì để người ta tin là bỗng nhiên ông trở thành một vị thánh hay một người theo chủ nghĩa hoà bình.
Tuy nhiên trên phương diện pháp lý thì bằng chứng gián tiếp không phải là bằng chứng quyết định.
Vì thế câu hỏi vẫn chưa được trả lời, đó là thực sự cơ quan tình báo biết những gì, chủ yếu là tình báo Anh và Mỹ, và các ông chủ chính trị của họ đã dùng các tin tình báo mà họ biết được này như thế nào.
Nó liên quan tới cả việc tìm hiểu xem các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 đã có ảnh hưởng như thế nào tới các nhà lập chính sách Mỹ.
Vụ 11 tháng 9 đã làm cho những đe dọa trước đó có thể là chấp nhận được trở thành không thể chấp nhận.
Nó dường như khiến người ta nghĩ tới những chính sách mạnh bạo mà trước đó có lẽ đã không thể nghĩ tới.
Điều không ai tranh cãi được đó là, chín tháng sau khi Tổng thống Bush tuyên bố các hoạt động quân sự lớn tại Iraq đã kết thúc, cuộc tranh luận về cuộc chiến Iraq nay đang rộn lên trở lại.(BBC)