Cựu tổng giám đốc đài BBC, Greg Dyke, đã cáo buộc văn phòng thủ tướng về sự chỉ trích "không công bằng" xung quanh đài BBC trong cuộc xung đột Iraq.
Ông công bố lá thư mà ông gửi cho thủ tướng Tony Blair trong lúc chiến tranh Iran diễn ra, để trả lời cho lời than phiền từ văn phòng số 10 phố Downing (trụ sở văn phòng thủ tướng Anh.)
Phố Downing đã từ chối bình luận về "sự liên lạc kín" này.
Ông Dyke cũng nói với báo Sunday Times rằng cựu lãnh đạo truyền thông của thủ tướng Alastair Campbell đã mở "cuộc chiến tiêu hao" với đài BBC.
Ông Dyke từ chức hôm thứ năm, một ngày sau khi báo cáo Hutton chỉ trích nặng nề đài BBC.
Lá thư của ông gửi ông Blair, đăng trên báo Sunday Times, nói: "Việc ngài đặt câu hỏi về toàn bộ sản phẩm báo chí của đài BBC, từ radio, tivi đến trang web, vì ngài quan tâm những câu chuyện không ủng hộ ngài, như vậy là không công bằng."
Ông Dyke nói trong lá thư rằng đài BBC đã nỗ lực để đảm bảo các vấn đề và sự kiện xung quanh cuộc chiến được tường thuật đầy đủ.
Mặc dù ông đã nói với ông Blair rằng mình sẽ không công bố lá thư, nhưng ông Dyke nói ông chọn việc công bố vì nó thể hiện "sức ép mạnh mẽ" từ phố Downing lên đài BBC.
Ông nói với báo Sunday Times là báo cáo Hutton đã "hoàn toàn không thừa nhận" sức ép đó.
Ông Dyke nhận được sự ủng hộ của nhiều ngàn nhân viên BBC hôm thứ Bảy khi tờ báo Daily Telegraph đăng trang quảng cáo do các nhân viên ký tên và trả tiền quảng cáo.
Trang này viết: "Greg Dyke đã đại diện cho phong cách báo chí BBC độc lập và nghiêm khắc không sợ sệt khi đi tìm sự thật."
'Vạch giới hạn'
Một phát ngôn viên văn phòng thủ tướng nói: "Chúng tôi sẽ không bình luận về việc liên lạc kín."
"Lord Hutton đã xem xét một cáo buộc cụ thể và phán quyền là nó vô căn cứ. Đài BBC đã xin lỗi và với chính phủ, vấn đề đã được vạch giới hạn."
Phát ngôn viên này nói chính phủ vẫn muốn có một "đài BBC mạnh, độc lập với tính liêm chính trong vấn đề biên tập."
Hôm thứ Sáu, phóng viên Andrew Gilligan, người nằm ở trung tâm cuộc tranh cãi, cũng đã từ chức.
Ông nói với báo Sunday Times là báo cáo Hutton, mà ông gọi là một chiều, đã khiến "đây là tuần lễ tồi tệ nhất đời tôi."
Quyền tổng giám đốc đài BBC, Mark Byford, đang đứng đầu cuộc điều tra nội bộ xung quanh những sai lạc và tìm ra các bước cần thiết để đảm bảo chúng không xảy ra lần nữa.(BBC)
Ông công bố lá thư mà ông gửi cho thủ tướng Tony Blair trong lúc chiến tranh Iran diễn ra, để trả lời cho lời than phiền từ văn phòng số 10 phố Downing (trụ sở văn phòng thủ tướng Anh.)
Phố Downing đã từ chối bình luận về "sự liên lạc kín" này.
Ông Dyke cũng nói với báo Sunday Times rằng cựu lãnh đạo truyền thông của thủ tướng Alastair Campbell đã mở "cuộc chiến tiêu hao" với đài BBC.
Ông Dyke từ chức hôm thứ năm, một ngày sau khi báo cáo Hutton chỉ trích nặng nề đài BBC.
Lá thư của ông gửi ông Blair, đăng trên báo Sunday Times, nói: "Việc ngài đặt câu hỏi về toàn bộ sản phẩm báo chí của đài BBC, từ radio, tivi đến trang web, vì ngài quan tâm những câu chuyện không ủng hộ ngài, như vậy là không công bằng."
Ông Dyke nói trong lá thư rằng đài BBC đã nỗ lực để đảm bảo các vấn đề và sự kiện xung quanh cuộc chiến được tường thuật đầy đủ.
Mặc dù ông đã nói với ông Blair rằng mình sẽ không công bố lá thư, nhưng ông Dyke nói ông chọn việc công bố vì nó thể hiện "sức ép mạnh mẽ" từ phố Downing lên đài BBC.
Ông nói với báo Sunday Times là báo cáo Hutton đã "hoàn toàn không thừa nhận" sức ép đó.
Ông Dyke nhận được sự ủng hộ của nhiều ngàn nhân viên BBC hôm thứ Bảy khi tờ báo Daily Telegraph đăng trang quảng cáo do các nhân viên ký tên và trả tiền quảng cáo.
Trang này viết: "Greg Dyke đã đại diện cho phong cách báo chí BBC độc lập và nghiêm khắc không sợ sệt khi đi tìm sự thật."
'Vạch giới hạn'
Một phát ngôn viên văn phòng thủ tướng nói: "Chúng tôi sẽ không bình luận về việc liên lạc kín."
"Lord Hutton đã xem xét một cáo buộc cụ thể và phán quyền là nó vô căn cứ. Đài BBC đã xin lỗi và với chính phủ, vấn đề đã được vạch giới hạn."
Phát ngôn viên này nói chính phủ vẫn muốn có một "đài BBC mạnh, độc lập với tính liêm chính trong vấn đề biên tập."
Hôm thứ Sáu, phóng viên Andrew Gilligan, người nằm ở trung tâm cuộc tranh cãi, cũng đã từ chức.
Ông nói với báo Sunday Times là báo cáo Hutton, mà ông gọi là một chiều, đã khiến "đây là tuần lễ tồi tệ nhất đời tôi."
Quyền tổng giám đốc đài BBC, Mark Byford, đang đứng đầu cuộc điều tra nội bộ xung quanh những sai lạc và tìm ra các bước cần thiết để đảm bảo chúng không xảy ra lần nữa.(BBC)