Cuộc kiểm toán cho thấy một khoảng cách khá lớn giữa những gì mà Parmalat trình bày với nhà băng, các nhà đầu tư, và một thực tế ảm đạm, tức nợ ròng tính đến cuối tháng chín năm ngoái lên đến 18 tỷ đô la.
Số nợ này như vậy gấp nhiều lần những gì mà công ty công bố vào hồi đó, và bằng với khoản nợ của một nước trung bình như Bungari.
Điều khác biệt này cũng được thể hiện liên quan đến tuyên bố thu nhập trước thuế năm 2003, và nguồn thu thực tế của công ty.
Hai cựu giám đốc tài chính của công ty bị câu lưu đã giúp tái tạo lại một bức tranh toàn cảnh về các hoạt động giả tạo nhằm che dấu lỗ lã, cho tới tháng 12 năm ngoái.
Tháng 12 mọi việc được đưa ra ánh sáng khi người ta phát hiện ra một tài khoản ngân hàng tại đảo Cayman mà không có tiền.
Ban đầu lỗ hổng về tài chính dự đoán là khoảng 8 triệu đô la, và liên tục tăng thêm kể từ đó.
Người sáng lập ra công ty, ông Calisto Tanzi, đã bị thẩm vấn nhiều tiếng đồng hồ, và quan tòa muốn truy thu các ngân khoản bị gia đình chuyển sang nơi khác.
Chuyên gia cứu vãn vận mạng của công ty Parmalat, Enrico Bondi, cần phải đạt được giải pháp với các chủ nợ của Parmalat, và đánh giá khả năng sản xuất trở lại của công ty, hiện đang có trong tay 34 ngàn nhân công trên toàn thế giới.
Trong khi đó, người ta đã thực hiện một cuộc giảo nghiệm tử thi đối với ông Alessandro Bassi, một quản lý tài chánh bậc trung tại Parmalat, người nhảy qua cầu tự vẫn vào tuần trước.
Cảnh sát hiện đang tìm cách dựng lại hoạt động cũng như các mối liên lạc của ông ta trong những giờ cuối cùng của cuộc đời.
So sánh với phá sản của WorldCom
WorldCom mà người Mỹ gọi là MCI là công ty kinh doanh điện thoại đường dài lớn thứ hai tại Mỹ.
Công ty này đã nộp đơn xin phá sản năm 2002, với thâm thủng trong sổ sách lớn hơn cả những thâm hụt mà đã làm chìm Enron.
WorldCom vẫn tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát của tòa án.
Trong diễn biến mới nhất, một thanh tra độc lập do tòa án phá sản chọn ra đã công bố khung pháp lý cho các thủ tục khởi tố Bernie Ebbers, cựu lãnh đạo WorldCom, cùng nhiều quan chức cao cấp khác của công ty.
Bản báo cáo thứ ba và cũng là cuối cùng của thanh tra nói rằng có bằng chứng cho thấy ông Ebbers đã giành các giao dịch của WorldCom cho các định chế tài chính của phố Wall, những nơi mà để đổi lại đã cho ông ta hưởng lợi trong phân chia cổ phần.
Dựa trên điều này, bản báo cáo nói WorldCom, mà giờ đây có tên là MCI, có lý do để kiện Citigroup, tổ chức ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ, và cả công ty kiểm toán mà giờ đây không còn hoạt động, Arthur Andersen.
Thật trớ trêu, tất cả những diễn biến này xảy ra vào ngày mà scandal WorldCom đã đánh mất vị trí là scandal tài chính lớn nhất thế giới.
Danh hiệu không ai muốn này nay thuộc về tập đoàn Parmalat của Italy.
Các nhà kiểm toán nói công ty của Italy có thể đã nợ 18 tỉ đôla trước khi vấn đề được đưa ra ánh sáng hồi tháng rồi.(BBC)
Số nợ này như vậy gấp nhiều lần những gì mà công ty công bố vào hồi đó, và bằng với khoản nợ của một nước trung bình như Bungari.
Điều khác biệt này cũng được thể hiện liên quan đến tuyên bố thu nhập trước thuế năm 2003, và nguồn thu thực tế của công ty.
Hai cựu giám đốc tài chính của công ty bị câu lưu đã giúp tái tạo lại một bức tranh toàn cảnh về các hoạt động giả tạo nhằm che dấu lỗ lã, cho tới tháng 12 năm ngoái.
Tháng 12 mọi việc được đưa ra ánh sáng khi người ta phát hiện ra một tài khoản ngân hàng tại đảo Cayman mà không có tiền.
Ban đầu lỗ hổng về tài chính dự đoán là khoảng 8 triệu đô la, và liên tục tăng thêm kể từ đó.
Người sáng lập ra công ty, ông Calisto Tanzi, đã bị thẩm vấn nhiều tiếng đồng hồ, và quan tòa muốn truy thu các ngân khoản bị gia đình chuyển sang nơi khác.
Chuyên gia cứu vãn vận mạng của công ty Parmalat, Enrico Bondi, cần phải đạt được giải pháp với các chủ nợ của Parmalat, và đánh giá khả năng sản xuất trở lại của công ty, hiện đang có trong tay 34 ngàn nhân công trên toàn thế giới.
Trong khi đó, người ta đã thực hiện một cuộc giảo nghiệm tử thi đối với ông Alessandro Bassi, một quản lý tài chánh bậc trung tại Parmalat, người nhảy qua cầu tự vẫn vào tuần trước.
Cảnh sát hiện đang tìm cách dựng lại hoạt động cũng như các mối liên lạc của ông ta trong những giờ cuối cùng của cuộc đời.
So sánh với phá sản của WorldCom
WorldCom mà người Mỹ gọi là MCI là công ty kinh doanh điện thoại đường dài lớn thứ hai tại Mỹ.
Công ty này đã nộp đơn xin phá sản năm 2002, với thâm thủng trong sổ sách lớn hơn cả những thâm hụt mà đã làm chìm Enron.
WorldCom vẫn tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát của tòa án.
Trong diễn biến mới nhất, một thanh tra độc lập do tòa án phá sản chọn ra đã công bố khung pháp lý cho các thủ tục khởi tố Bernie Ebbers, cựu lãnh đạo WorldCom, cùng nhiều quan chức cao cấp khác của công ty.
Bản báo cáo thứ ba và cũng là cuối cùng của thanh tra nói rằng có bằng chứng cho thấy ông Ebbers đã giành các giao dịch của WorldCom cho các định chế tài chính của phố Wall, những nơi mà để đổi lại đã cho ông ta hưởng lợi trong phân chia cổ phần.
Dựa trên điều này, bản báo cáo nói WorldCom, mà giờ đây có tên là MCI, có lý do để kiện Citigroup, tổ chức ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ, và cả công ty kiểm toán mà giờ đây không còn hoạt động, Arthur Andersen.
Thật trớ trêu, tất cả những diễn biến này xảy ra vào ngày mà scandal WorldCom đã đánh mất vị trí là scandal tài chính lớn nhất thế giới.
Danh hiệu không ai muốn này nay thuộc về tập đoàn Parmalat của Italy.
Các nhà kiểm toán nói công ty của Italy có thể đã nợ 18 tỉ đôla trước khi vấn đề được đưa ra ánh sáng hồi tháng rồi.(BBC)