Phó Tổng thống Mỹ, Dick Cheney, đã kêu gọi tất cả các nước hãy tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy dân chủ tại Iran và thế giới Arab.
Ông nói đây sẽ là vấn đề mấu chốt để chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
Ông Cheney nói như vậy tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, họp tại Davos, Thụy Sĩ, vào hôm thứ Bảy.
Chuyến công cán của ông là một phần trong nỗ lực ngoại giao của Washington nhằm hàn gắn mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, vốn trở nên chẳng mấy mặn mà sau cuộc chiến Iraq.
Phóng viên BBC cho biết ông Cheney ý thức được rằng chính phủ Mỹ nhận quá nhiều chỉ trích từ châu Âu - từ những người không đồng ý với cuộc chiến của Mỹ tại Iraq vào tháng Ba năm ngoái cũng như với nhiều khía cạnh của cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.
Được biết ông Cheney dự kiến sẽ tìm cách hàn gắn lại quan hệ, bằng cách thuyết phục cử tọa - là những nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị - tại Davos rằng chính sách ngoại giao của Mỹ không dựa trên sự kiêu ngạo, mà dựa trên ước muốn có một thế giới an toàn hơn.
Nợ của Iraq
Hôm thứ Sáu, Nga và Pháp, hai nước phản đối chính của cuộc chiến tại Iraq, đã kêu gọi có một hội thảo quốc tế về công cuộc tái thiết Iraq.
Ngoại trưởng hai nước, gặp gỡ tại Matxcova, đã đưa ra chi tiết của đề nghị này; thế nhưng nói tiến bộ chỉ có thể đạt được một khi có một chính phủ Iraq có chủ quyền.
Đề xuất của họ được đưa ra trong khi một nghiên cứu của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ khuyến cáo rằng Iraq có thể cần tới hàng tỉ đôla viện trợ trong những năm tới.
Văn phòng này cho biết nếu Iraq được bỏ đi các khoản nợ nước ngoài, lên tới 120 tỉ đôla, và nếu thu nhập từ xuất khẩu dầu gia tăng, thì họ sẽ không cần tới sự trợ giúp để tái thiết.
Thế nhưng nếu nợ của Iraq vẫn còn nhiều và việc sản xuất dầu còn thấp, những người đóng thuế tại Mỹ sẽ phải chịu gánh nặng Iraq trong thời gian lâu hơn.
Bản báo cáo cho hay trong tình huống xấu nhất, Iraq có thể cần viện trợ tài chính để trang trải cho những chi phí hoạt động hàng ngày của họ.
Tổng thống Bush đã gửi cựu Ngoại trưởng James Baker trong chuyến công du toàn cầu nhằm thuyết phục các nước chủ nợ xoá bớt các khoản nợ nần của Iraq.
Arab Saudi, Kuwait, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Qatar, Đức, Pháp và Nhật Bản đã đồng ý xoá nhiều khoản tiền mà Iraq nợ các nước này.(BBC)
Ông nói đây sẽ là vấn đề mấu chốt để chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
Ông Cheney nói như vậy tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, họp tại Davos, Thụy Sĩ, vào hôm thứ Bảy.
Chuyến công cán của ông là một phần trong nỗ lực ngoại giao của Washington nhằm hàn gắn mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, vốn trở nên chẳng mấy mặn mà sau cuộc chiến Iraq.
Phóng viên BBC cho biết ông Cheney ý thức được rằng chính phủ Mỹ nhận quá nhiều chỉ trích từ châu Âu - từ những người không đồng ý với cuộc chiến của Mỹ tại Iraq vào tháng Ba năm ngoái cũng như với nhiều khía cạnh của cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.
Được biết ông Cheney dự kiến sẽ tìm cách hàn gắn lại quan hệ, bằng cách thuyết phục cử tọa - là những nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị - tại Davos rằng chính sách ngoại giao của Mỹ không dựa trên sự kiêu ngạo, mà dựa trên ước muốn có một thế giới an toàn hơn.
Nợ của Iraq
Hôm thứ Sáu, Nga và Pháp, hai nước phản đối chính của cuộc chiến tại Iraq, đã kêu gọi có một hội thảo quốc tế về công cuộc tái thiết Iraq.
Ngoại trưởng hai nước, gặp gỡ tại Matxcova, đã đưa ra chi tiết của đề nghị này; thế nhưng nói tiến bộ chỉ có thể đạt được một khi có một chính phủ Iraq có chủ quyền.
Đề xuất của họ được đưa ra trong khi một nghiên cứu của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ khuyến cáo rằng Iraq có thể cần tới hàng tỉ đôla viện trợ trong những năm tới.
Văn phòng này cho biết nếu Iraq được bỏ đi các khoản nợ nước ngoài, lên tới 120 tỉ đôla, và nếu thu nhập từ xuất khẩu dầu gia tăng, thì họ sẽ không cần tới sự trợ giúp để tái thiết.
Thế nhưng nếu nợ của Iraq vẫn còn nhiều và việc sản xuất dầu còn thấp, những người đóng thuế tại Mỹ sẽ phải chịu gánh nặng Iraq trong thời gian lâu hơn.
Bản báo cáo cho hay trong tình huống xấu nhất, Iraq có thể cần viện trợ tài chính để trang trải cho những chi phí hoạt động hàng ngày của họ.
Tổng thống Bush đã gửi cựu Ngoại trưởng James Baker trong chuyến công du toàn cầu nhằm thuyết phục các nước chủ nợ xoá bớt các khoản nợ nần của Iraq.
Arab Saudi, Kuwait, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Qatar, Đức, Pháp và Nhật Bản đã đồng ý xoá nhiều khoản tiền mà Iraq nợ các nước này.(BBC)