Thủ tướng Nhật bản Junichiro Koizumi đã lại lên tiếng bảo vệ quyết định gửi quân tới Iraq tham gia vào các hoạt động nhân đạo.
Ông nói với quốc hội rằng Nhật Bản cần phải đóng góp tích cực vào công cuộc tái thiết Iraq vì tương lai của chính nước Nhật cần tới một thế giới ổn định và thịnh vượng.
Ông Koizumi nói rằng cho dù Iraq không phải là môi trường an toàn cho binh lính Nhật Bản, số lính này đã nhận được những đào tạo cần thiết để hoạt động trong môi trường khó khăn.
"Chúng ta sẽ không hoàn thành trách nhiệm của chúng ta với tư cách là thành viên cộng đồng quốc tế nếu chúng ta đóng góp vật chất cho Iraq và để phần đóng góp nhân lực cho các nước khác vì những nguy hiểm có thể xảy đến."
"Đây là hai đóng góp không thể tách rời và chúng ta sẽ đóng góp cả về tài chính cũng như về nhân lực."
Số lính đầu tiên bao gồm 600 người đã được gửi tới miền Nam Iraq trong số tổng cộng 1000 quân bộ, thủy và không quân sẽ được đưa tới Iraq từ giờ tới tháng ba.
Đây là lần đầu tiên Nhật gửi quân tới một vùng có xung đột kể từ sau Thế Chiến thứ 2.
Những người phản đối việc gửi quân sợ rằng số binh lính của Nhật Bản có thể sẽ bị kéo vào cuộc xung đột cho dù họ chỉ tới làm công việc nhân đạo.
Trong lúc đó các cuộc thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy dân chúng vẫn chia rẽ về chuyện gửi quân tới Iraq.
Theo, thăm dò hồi cuối tuần của tờ báo có uy tín Asahi Shimbun, 48 phần trăm dân số chống lại việc gửi quân, giảm 7 phần trăm so với tháng trước. Số người ủng hộ cũng tăng từ 34 phần trăm lên 40 phần trăm.(BBC)
Ông nói với quốc hội rằng Nhật Bản cần phải đóng góp tích cực vào công cuộc tái thiết Iraq vì tương lai của chính nước Nhật cần tới một thế giới ổn định và thịnh vượng.
Ông Koizumi nói rằng cho dù Iraq không phải là môi trường an toàn cho binh lính Nhật Bản, số lính này đã nhận được những đào tạo cần thiết để hoạt động trong môi trường khó khăn.
"Chúng ta sẽ không hoàn thành trách nhiệm của chúng ta với tư cách là thành viên cộng đồng quốc tế nếu chúng ta đóng góp vật chất cho Iraq và để phần đóng góp nhân lực cho các nước khác vì những nguy hiểm có thể xảy đến."
"Đây là hai đóng góp không thể tách rời và chúng ta sẽ đóng góp cả về tài chính cũng như về nhân lực."
Số lính đầu tiên bao gồm 600 người đã được gửi tới miền Nam Iraq trong số tổng cộng 1000 quân bộ, thủy và không quân sẽ được đưa tới Iraq từ giờ tới tháng ba.
Đây là lần đầu tiên Nhật gửi quân tới một vùng có xung đột kể từ sau Thế Chiến thứ 2.
Những người phản đối việc gửi quân sợ rằng số binh lính của Nhật Bản có thể sẽ bị kéo vào cuộc xung đột cho dù họ chỉ tới làm công việc nhân đạo.
Trong lúc đó các cuộc thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy dân chúng vẫn chia rẽ về chuyện gửi quân tới Iraq.
Theo, thăm dò hồi cuối tuần của tờ báo có uy tín Asahi Shimbun, 48 phần trăm dân số chống lại việc gửi quân, giảm 7 phần trăm so với tháng trước. Số người ủng hộ cũng tăng từ 34 phần trăm lên 40 phần trăm.(BBC)