Người điều hành Iraq của Hoa Kỳ tại Iraq, Paul Bremer chuẩn bị tìm cách đưa LHQ trở lại nước này.
Người ta dự kiến trong các cuộc hội đàm với Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan tại New York vào hôm nay, ông Bremer sẽ bàn thảo kế hoạch của Mỹ trả lại chủ quyền cho Iraq vào cuối tháng Sáu.
Phiên họp sẽ được tiến hành một ngày sau khi ít nhất 20 người chết do vụ đánh bom tự sát phía bên ngoài tổng hành dinh của lực lượng liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đặt tại thủ đô Baghdad.
Ông Bremer nói rằng các hoạt động khủng bố sẽ không thể phá hoại được tự do tại Iraq.
Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan rút toàn bộ nhân viên của mình khỏi Baghdad sau vụ đánh bom lớn tại trụ sở của họ tại Baghdad và tháng Tám năm ngoái.
Vụ nổ lớn
Vụ nổ lớn xảy ra lúc khoảng 8h, giờ địa phương, gần lối dẫn vào nơi từng là lâu đài của ông Saddam Hussein.
Những nạn nhân chủ yếu là người Iraq làm việc cho liên quân, lúc đó đang đợi để được kiểm tra trước khi đi vào khu vực toà nhà.
Đây là vụ tấn công gây tổn hại nhân mạng nhất kể từ ngày đầu năm và diễn ra vào lúc người Mỹ cố gắng thuyết phục Liên Hiệp Quốc quay lại Iraq.
Một nhân chứng, người lái xe đi qua, nói vụ nổ khiến xe ông bị nâng hẳn lên khỏi mặt đất.
Khoảng 60 người bị thương, trong đó nghe nói có sáu là công dân Mỹ, hai là lính.
Phát ngôn viên quân Mỹ, thiếu tướng Mark Hertling, được trích lời nói là phía Mỹ "cho rằng đây là vụ đánh bom tự sát."
Theo một sĩ quan cảnh sát Iraq nói với hãng AP, vụ nổ do một tài xế đánh bom tự sát gây ra.
Người ta ước tính có tới 500 kg chất nổ đã được chất lên chiếc xe tải nhỏ, màu trắng, trước khi nó phát nổ, và khi vụ nổ xảy ra thì toàn Baghdad đều cảm thấy sức chấn động của quả bom.
Lần cuối có vụ tấn công bằng bom ô tô là vào đêm cuối năm, khi tám người bị giết bên ngoài nhà hàng ở trung tâm Baghdad.
Phản ứng
Ngay sau vụ tấn công, các trực thăng của Mỹ đã lập tức bao vây khu vực này.
Đại úy Dave Malakoff của lực lượng Mỹ cho biết nhiều người đã tới nơi xảy ra vụ tấn công và có các biện pháp thích hợp để giúp đỡ những người bị nạn.
Người ta cũng bao vây khu vực này để điều tra, mặc dù cho đến giờ cũng vẫn chưa có thông tin cụ thể gì.
Nhà điều hành dân sự người Mỹ, Paul Bremer, hiện đang ở Washington để gặp Tổng thư ký Kofi Annan, đã nói rằng đây là một dấu hiệu rõ ràng nữa cho thấy mục đích giết người của những kẻ khủng bố nhằm gây phương hại cho tiến trình tự do và dân chủ của Iraq.
Còn người phát ngôn cho Hội đồng điều hành Iraq, ông Hamid al Kafai, thì nói rằng hành động khủng bố đáng khinh bỉ này sẽ không ngăn chặn được người ta khỏi việc xây dựng một đất nước Iraq ổn định, tự do và dân chủ.
Ông cũng nói rằng cho dù là dân quân địa phương hay dân quân nước ngoài thực hiện vụ đánh bom này thì đây cũng là một vết nhơ nữa đối với chính phủ của ông Saddam Hussein và những kẻ khủng bố trung thành, và chúng sẽ không bao giờ thành công.
Tác động
Vụ tấn công này là lớn nhất kể từ sau khi người ta bắt được ông Saddam Hussein.
Thế nhưng không phải ngẫu nhiên mà nó lại xảy ra chỉ đúng một ngày trước khi liên quân và Hội đồng Điều hành Iraq có các cuộc đối thoại với Liên Hiệp Quốc trong ngày thứ Hai.
Tất nhiên, người ta sẽ đặt ra câu hỏi là liệu tình hình tại Iraq đã đủ an toàn hay chưa để cho Liên Hiệp Quốc quay trở lại.
Và trong khi gần đây, liên quân đã tuyên bố bạo lực và tấn công có chiều hướng giảm, thì vụ tấn công hôm Chủ Nhật cho thấy tình trạng an ninh tại đây mong manh ra sao.
Thêm vào đó, trước những phản đối ngày càng gia tăng tại Iraq về cách thức chuyển giao quyền lực của Washington vào cuối năm nay, vụ đánh bom này lại cho thấy những khó khăn vô cùng lớn mà liên quân đang gặp phải, cả trên mặt trận an ninh cũng như trong việc tổ chức những dàn xếp về mặt hiến pháp cho tương lai của Iraq.(BBC)
Người ta dự kiến trong các cuộc hội đàm với Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan tại New York vào hôm nay, ông Bremer sẽ bàn thảo kế hoạch của Mỹ trả lại chủ quyền cho Iraq vào cuối tháng Sáu.
Phiên họp sẽ được tiến hành một ngày sau khi ít nhất 20 người chết do vụ đánh bom tự sát phía bên ngoài tổng hành dinh của lực lượng liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đặt tại thủ đô Baghdad.
Ông Bremer nói rằng các hoạt động khủng bố sẽ không thể phá hoại được tự do tại Iraq.
Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan rút toàn bộ nhân viên của mình khỏi Baghdad sau vụ đánh bom lớn tại trụ sở của họ tại Baghdad và tháng Tám năm ngoái.
Vụ nổ lớn
Vụ nổ lớn xảy ra lúc khoảng 8h, giờ địa phương, gần lối dẫn vào nơi từng là lâu đài của ông Saddam Hussein.
Những nạn nhân chủ yếu là người Iraq làm việc cho liên quân, lúc đó đang đợi để được kiểm tra trước khi đi vào khu vực toà nhà.
Đây là vụ tấn công gây tổn hại nhân mạng nhất kể từ ngày đầu năm và diễn ra vào lúc người Mỹ cố gắng thuyết phục Liên Hiệp Quốc quay lại Iraq.
Một nhân chứng, người lái xe đi qua, nói vụ nổ khiến xe ông bị nâng hẳn lên khỏi mặt đất.
Khoảng 60 người bị thương, trong đó nghe nói có sáu là công dân Mỹ, hai là lính.
Phát ngôn viên quân Mỹ, thiếu tướng Mark Hertling, được trích lời nói là phía Mỹ "cho rằng đây là vụ đánh bom tự sát."
Theo một sĩ quan cảnh sát Iraq nói với hãng AP, vụ nổ do một tài xế đánh bom tự sát gây ra.
Người ta ước tính có tới 500 kg chất nổ đã được chất lên chiếc xe tải nhỏ, màu trắng, trước khi nó phát nổ, và khi vụ nổ xảy ra thì toàn Baghdad đều cảm thấy sức chấn động của quả bom.
Lần cuối có vụ tấn công bằng bom ô tô là vào đêm cuối năm, khi tám người bị giết bên ngoài nhà hàng ở trung tâm Baghdad.
Phản ứng
Ngay sau vụ tấn công, các trực thăng của Mỹ đã lập tức bao vây khu vực này.
Đại úy Dave Malakoff của lực lượng Mỹ cho biết nhiều người đã tới nơi xảy ra vụ tấn công và có các biện pháp thích hợp để giúp đỡ những người bị nạn.
Người ta cũng bao vây khu vực này để điều tra, mặc dù cho đến giờ cũng vẫn chưa có thông tin cụ thể gì.
Nhà điều hành dân sự người Mỹ, Paul Bremer, hiện đang ở Washington để gặp Tổng thư ký Kofi Annan, đã nói rằng đây là một dấu hiệu rõ ràng nữa cho thấy mục đích giết người của những kẻ khủng bố nhằm gây phương hại cho tiến trình tự do và dân chủ của Iraq.
Còn người phát ngôn cho Hội đồng điều hành Iraq, ông Hamid al Kafai, thì nói rằng hành động khủng bố đáng khinh bỉ này sẽ không ngăn chặn được người ta khỏi việc xây dựng một đất nước Iraq ổn định, tự do và dân chủ.
Ông cũng nói rằng cho dù là dân quân địa phương hay dân quân nước ngoài thực hiện vụ đánh bom này thì đây cũng là một vết nhơ nữa đối với chính phủ của ông Saddam Hussein và những kẻ khủng bố trung thành, và chúng sẽ không bao giờ thành công.
Tác động
Vụ tấn công này là lớn nhất kể từ sau khi người ta bắt được ông Saddam Hussein.
Thế nhưng không phải ngẫu nhiên mà nó lại xảy ra chỉ đúng một ngày trước khi liên quân và Hội đồng Điều hành Iraq có các cuộc đối thoại với Liên Hiệp Quốc trong ngày thứ Hai.
Tất nhiên, người ta sẽ đặt ra câu hỏi là liệu tình hình tại Iraq đã đủ an toàn hay chưa để cho Liên Hiệp Quốc quay trở lại.
Và trong khi gần đây, liên quân đã tuyên bố bạo lực và tấn công có chiều hướng giảm, thì vụ tấn công hôm Chủ Nhật cho thấy tình trạng an ninh tại đây mong manh ra sao.
Thêm vào đó, trước những phản đối ngày càng gia tăng tại Iraq về cách thức chuyển giao quyền lực của Washington vào cuối năm nay, vụ đánh bom này lại cho thấy những khó khăn vô cùng lớn mà liên quân đang gặp phải, cả trên mặt trận an ninh cũng như trong việc tổ chức những dàn xếp về mặt hiến pháp cho tương lai của Iraq.(BBC)