Một khoa học gia Hoa Kỳ đã tuyên bố tại Luân Đôn rằng nhóm nghiên cứu của ông đã cấy phôi thai người được nhân bản vô tính vào tử cung một phụ nữ.
Bác sỹ Panos Zavos nói rằng việc cấy phôi thai đã được thực hiện cách đây hai tuần.
Ngỏ lời tại Luân Ðôn, Bác Sĩ Zavos nói là phôi thai được tạo ra từ một cái trứng trong cơ thể người phụ nữ được cho thụ tinh với DNA lấy từ tế bào da của người chồng.
Ông nói phôi thai đã phát triển một cách bình thường trước khi được chuyển vào trong bụng người phụ nữ. Nhưng ông thừa nhận là nhiều chuyện khác vẫn còn đang chưa xác định được.
"Chúng tôi không biết ngay cả là đã có thai hay không bởi vì phải mất hai tuần để thử máu cho xét nghiệm thai kỳ. Và chúng tôi chưa làm chuyện đó - Tôi nghĩ tuần tới mới có được."
"Nhưng vấn đề đạo đức của câu chuyện là chúng tôi đã đặt.. chúng tôi nay đã chuyển.. một phôi thai nhân bản vô tính của người vào trong một phụ nữ 35 tuổi."
" Ðây là phôi thai riêng của bà. Ðây không phải là mang thai thay cho một người khác."
Các khoa học gia cho rằng thực hiện nhân bản vô tính vào lúc này là liều lĩnh do chúng ta đã biết kết qủa ở động vật và nhất là nhau ở người rất dễ gây những phát triển bất bình thường.
Bộ trưởng Y tế Anh John Reid coi hành động của bác sỹ Zavos là việc sử dụng sai trái nghiêm trọng khoa học gien.
Ông nói rằng chúng ta không phải là súc vật, không phải là những sản phẩm. Ông tuyên bố nước Anh khuyến khích nghiên cứu tế bào mầm và thụ tinh trong ống nghiệm cho những người không may mắn có thể có con nhưng nhân bản vô tính là điều sai lầm.
Bác Sĩ Zavos không phải là nhà khoa học đầu tiên nói ông đã nhân bản vô tính con người.
Một nhóm có tên là CLONAID nói họ đã nhân bản vô tính nhiều hài nhi.
Bác sĩ Zavos đã chỉ trích nhóm Clonaid, nhất mực nói là ông sẽ không thực hiện tiến trình nhân bản vô tính con người mà không có các cuộc kiểm tra kỹ càng.
Nhưng cộng đồng khoa học vẫn còn nghi ngờ về chuyện có thể nhân bản vô tính con ngưòi, mặc dầu có một số thành quả trong việc tạo dòng vô tính cừu và chuột.
Nỗ lực tạo dòng vô tính loài có vú gần cận với con người- như là loài khỉ- đã thất bại tất cả.
Sự nghi ngờ của giới khoa học về chuyện khả dĩ nhân bản vô tính con người có phần chắc là sẽ không thay đổi khi nào mà các nhà khảo cứu như bác sĩ Zavos không đưa ra được chứng cớ để hỗ trợ cho lời tuyên bố của họ.
Và sự chống đối về khía cạnh đạo đức đối với chuyện nhan bản vô tính con người vẫn còn mạnh hơn bao giờ hết, với công cuộc khảo cứu hướng về mục tiêu này đã bị cấm tại nhiều nước, kể cả ở Hoa kỳ và Anh Quốc. (BBC)
Bác sỹ Panos Zavos nói rằng việc cấy phôi thai đã được thực hiện cách đây hai tuần.
Ngỏ lời tại Luân Ðôn, Bác Sĩ Zavos nói là phôi thai được tạo ra từ một cái trứng trong cơ thể người phụ nữ được cho thụ tinh với DNA lấy từ tế bào da của người chồng.
Ông nói phôi thai đã phát triển một cách bình thường trước khi được chuyển vào trong bụng người phụ nữ. Nhưng ông thừa nhận là nhiều chuyện khác vẫn còn đang chưa xác định được.
"Chúng tôi không biết ngay cả là đã có thai hay không bởi vì phải mất hai tuần để thử máu cho xét nghiệm thai kỳ. Và chúng tôi chưa làm chuyện đó - Tôi nghĩ tuần tới mới có được."
"Nhưng vấn đề đạo đức của câu chuyện là chúng tôi đã đặt.. chúng tôi nay đã chuyển.. một phôi thai nhân bản vô tính của người vào trong một phụ nữ 35 tuổi."
" Ðây là phôi thai riêng của bà. Ðây không phải là mang thai thay cho một người khác."
Các khoa học gia cho rằng thực hiện nhân bản vô tính vào lúc này là liều lĩnh do chúng ta đã biết kết qủa ở động vật và nhất là nhau ở người rất dễ gây những phát triển bất bình thường.
Bộ trưởng Y tế Anh John Reid coi hành động của bác sỹ Zavos là việc sử dụng sai trái nghiêm trọng khoa học gien.
Ông nói rằng chúng ta không phải là súc vật, không phải là những sản phẩm. Ông tuyên bố nước Anh khuyến khích nghiên cứu tế bào mầm và thụ tinh trong ống nghiệm cho những người không may mắn có thể có con nhưng nhân bản vô tính là điều sai lầm.
Bác Sĩ Zavos không phải là nhà khoa học đầu tiên nói ông đã nhân bản vô tính con người.
Một nhóm có tên là CLONAID nói họ đã nhân bản vô tính nhiều hài nhi.
Bác sĩ Zavos đã chỉ trích nhóm Clonaid, nhất mực nói là ông sẽ không thực hiện tiến trình nhân bản vô tính con người mà không có các cuộc kiểm tra kỹ càng.
Nhưng cộng đồng khoa học vẫn còn nghi ngờ về chuyện có thể nhân bản vô tính con ngưòi, mặc dầu có một số thành quả trong việc tạo dòng vô tính cừu và chuột.
Nỗ lực tạo dòng vô tính loài có vú gần cận với con người- như là loài khỉ- đã thất bại tất cả.
Sự nghi ngờ của giới khoa học về chuyện khả dĩ nhân bản vô tính con người có phần chắc là sẽ không thay đổi khi nào mà các nhà khảo cứu như bác sĩ Zavos không đưa ra được chứng cớ để hỗ trợ cho lời tuyên bố của họ.
Và sự chống đối về khía cạnh đạo đức đối với chuyện nhan bản vô tính con người vẫn còn mạnh hơn bao giờ hết, với công cuộc khảo cứu hướng về mục tiêu này đã bị cấm tại nhiều nước, kể cả ở Hoa kỳ và Anh Quốc. (BBC)