Các lãnh tụ tham dự hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ tại Mexico đã ký một tuyên bố cuối cùng, dẫu cho trước đó đã có những chia rẽ quanh các vấn đề chính liên quan tới tự do thương mại và tham nhũng.
Văn bản này cam kết hỗ trợ cho việc thiết lập một khu vực tự do thương mại Mỹ Châu trong năm 2005, một đòi hỏi chính mà Mỹ đưa ra.
Nhiều người coi đây là thắng lợi của Tổng Thống Bush trong việc đương đầu với những chống đối gay gắt, đặc biệt là từ Venezuela và Brazil.
Tổng thống của Venezuela là Hugo Chavez nói với đài BBC rằng ông không cảm thấy bị buộc phải nhân nhượng.
Đầu tiên, Venezuela và Brazil không muốn đề cập tới vấn đề thương mại trong tuyên bố này, được đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh hai ngày tại Monterrey ở miền bắc Mexico.
Hai nước này muốn có cam kết chống đói nghèo và khuyến khích phát triển, và những nội dung nãy đã được nêu trong bản tuyên bố.
Tuy nhiên, các phân tích gia nói hầu hết các vấn đề chủ chốt đã bị làm giảm nhẹ bớt.
Tổng thống Bush đã vượt qua được những chỉ trích gay gắt từ một số quốc gia láng giềng ở phía nam và dã dùng hội nghị này để tái thiết quan hệ với Canada và Mexico.
Tổng thống Mexico Vincente Fox đã hoan nghênh đề án của ông Bush nhằm cho phép hàng triệu di dân bất hợp pháp được tạm thời đi làm ở Mỹ.
Ông Bush cũng đã tìm được một đồng minh thân cận là vị tân tổng thống Canada Paul Martin, sau khi tổng thống Mỹ nói các hãng của Canada nay sẽ được tham dự đấu thầu trong các dự án tái thiết Iraq do Mỹ tài trợ.
Trước đó, Canada trước đó đã bị cấm dự thầu vì không ủng hộ cho cuộc xâm chiến của Mỹ tại Iraq.
Vùng Tự Do Thương Mại Mỹ Châu (FTAA) nhằm xây dựng một khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với thị trường chừng 800 triệu dân.
Trong hội nghị, nhiều lãnh tụ đã đặt câu hỏi là liệu ông Bush có tin rằng FTAA là giải pháp đúng đắn cho tình trạng đói nghèo nghiêm trọng trong vùng.
Tổng thống Peruvia là Alejandro Toledo chỉ trích Washington đã từ chối việc giảm bớt trợ giá nông sản, trong khi lại đòi hỏi các quốc gia nghèo phải "chơi bóng trong sân tự do thương mại".
Đầu tiên, Washington muốn tái xác nhận mục tiêu hoàn thành các cuộc đối thoại về FTAA chậm nhất là ngày 01-01-2005.
Thế nhưng tuyên bố Monterrey chỉ kêu gọi việc theo đuổi "lịch biểu đã được xây dựng" FTAA, thay vì nêu lên ngày giờ cụ thể.
Ông Chavez nói đây là thắng lợi của những người phản đối khu vực tự do thương mại.
Ông cũng nói hội nghị thượng đỉnh đã giúp xây dựng một nhóm chính trị mới ở Nam Mỹ, là nhóm phản đối tự do thương mại và Mỹ.
Tuyên bố nói các quốc gia trong khu vực sẽ tăng cường "nỗ lực và củng cố hợp tác" để chống các nguy cơ khủng bố; đây cũng là một đòi hỏi chính của Mỹ.
Các lãnh tụ cũng cam kết khước từ "thiên đường an toàn cho những quan chức tham nhũng" và hợp tác nhằm "trao việc xét xử nạn tham nhũng cho những cơ quan hợp pháp".
Hoa Kỳ muốn không cho các quốc gia tham nhũng tham dự các hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ sau này, nhưng tuyên bố chỉ kêu gọi tham khảo các quốc gia chưa đáp ứng được các điều kiện nêu trong Công Ước Liên Mỹ Chống Tham Nhũng.
Cuộc họp thượng đỉnh sắp tới sẽ diễn ra tại Nicaragua vào cuối năm nay.(BBC)
Văn bản này cam kết hỗ trợ cho việc thiết lập một khu vực tự do thương mại Mỹ Châu trong năm 2005, một đòi hỏi chính mà Mỹ đưa ra.
Nhiều người coi đây là thắng lợi của Tổng Thống Bush trong việc đương đầu với những chống đối gay gắt, đặc biệt là từ Venezuela và Brazil.
Tổng thống của Venezuela là Hugo Chavez nói với đài BBC rằng ông không cảm thấy bị buộc phải nhân nhượng.
Đầu tiên, Venezuela và Brazil không muốn đề cập tới vấn đề thương mại trong tuyên bố này, được đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh hai ngày tại Monterrey ở miền bắc Mexico.
Hai nước này muốn có cam kết chống đói nghèo và khuyến khích phát triển, và những nội dung nãy đã được nêu trong bản tuyên bố.
Tuy nhiên, các phân tích gia nói hầu hết các vấn đề chủ chốt đã bị làm giảm nhẹ bớt.
Tổng thống Bush đã vượt qua được những chỉ trích gay gắt từ một số quốc gia láng giềng ở phía nam và dã dùng hội nghị này để tái thiết quan hệ với Canada và Mexico.
Tổng thống Mexico Vincente Fox đã hoan nghênh đề án của ông Bush nhằm cho phép hàng triệu di dân bất hợp pháp được tạm thời đi làm ở Mỹ.
Ông Bush cũng đã tìm được một đồng minh thân cận là vị tân tổng thống Canada Paul Martin, sau khi tổng thống Mỹ nói các hãng của Canada nay sẽ được tham dự đấu thầu trong các dự án tái thiết Iraq do Mỹ tài trợ.
Trước đó, Canada trước đó đã bị cấm dự thầu vì không ủng hộ cho cuộc xâm chiến của Mỹ tại Iraq.
Vùng Tự Do Thương Mại Mỹ Châu (FTAA) nhằm xây dựng một khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với thị trường chừng 800 triệu dân.
Trong hội nghị, nhiều lãnh tụ đã đặt câu hỏi là liệu ông Bush có tin rằng FTAA là giải pháp đúng đắn cho tình trạng đói nghèo nghiêm trọng trong vùng.
Tổng thống Peruvia là Alejandro Toledo chỉ trích Washington đã từ chối việc giảm bớt trợ giá nông sản, trong khi lại đòi hỏi các quốc gia nghèo phải "chơi bóng trong sân tự do thương mại".
Đầu tiên, Washington muốn tái xác nhận mục tiêu hoàn thành các cuộc đối thoại về FTAA chậm nhất là ngày 01-01-2005.
Thế nhưng tuyên bố Monterrey chỉ kêu gọi việc theo đuổi "lịch biểu đã được xây dựng" FTAA, thay vì nêu lên ngày giờ cụ thể.
Ông Chavez nói đây là thắng lợi của những người phản đối khu vực tự do thương mại.
Ông cũng nói hội nghị thượng đỉnh đã giúp xây dựng một nhóm chính trị mới ở Nam Mỹ, là nhóm phản đối tự do thương mại và Mỹ.
Tuyên bố nói các quốc gia trong khu vực sẽ tăng cường "nỗ lực và củng cố hợp tác" để chống các nguy cơ khủng bố; đây cũng là một đòi hỏi chính của Mỹ.
Các lãnh tụ cũng cam kết khước từ "thiên đường an toàn cho những quan chức tham nhũng" và hợp tác nhằm "trao việc xét xử nạn tham nhũng cho những cơ quan hợp pháp".
Hoa Kỳ muốn không cho các quốc gia tham nhũng tham dự các hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ sau này, nhưng tuyên bố chỉ kêu gọi tham khảo các quốc gia chưa đáp ứng được các điều kiện nêu trong Công Ước Liên Mỹ Chống Tham Nhũng.
Cuộc họp thượng đỉnh sắp tới sẽ diễn ra tại Nicaragua vào cuối năm nay.(BBC)