Uỷ hội Âu châu kiện các nước thành viên với lý do đã chấp nhận cho Pháp và Đức vi phạm luật lệ đề ra để bảo vệ đồng tiền chung euro.
Lần thứ ba trong ba năm liên tiếp, Pháp và Đức, hai quốc gia chính trong hệ thống đồng tiền chung Âu Châu, đã không làm sao cho ngân sách của họ có thể đến gần mức thăng bằng được.
Theo luật lệ của đồng euro, được biết dưới cái tên là Thỏa thuận ổn định, thì quốc gia nào không giữ được kiểm soát được tài chính sẽ bị phạt vạ lớn nếu cứ tiếp tục vi phạm.
Nhưng hôm tháng 11 các Bộ trưởng tài chánh Âu châu nghĩ việc đó là quá nghiêm khắc và bỏ qua những khuyến cáo của các viên chức hành chánh tại Uỷ hội Âu châu.
Nhưng bà Michaele Schreyer, Uỷ viên ngân sách của EU, lý luận là làm như vậy là sai trái cả về phương diện kinh tế và cả trên nguyên tắc pháp lý nữa.
"Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý là muốn có bền vững trong hệ thống tài chánh công, thì phải làm sao giảm bớt nợ nần bởi nó tạo gánh nặng cho tương lai và cho các thế hệ tương lai, và dĩ nhiên, khi chúng ta đã có luật lệ thì chúng ta phải tuân thủ luật lệ đó."
Thành ra Toà án Âu châu sẽ được yêu cầu xét xử một vụ kiện ở một mức độ không tiền khoáng hậu và cũng đầy ý nghĩa.
Bộ trưởng tài chánh Đức đã bác bỏ biện pháp này là không hiểu nổi và nguy cơ cho Ủy hội là nếu họ bị thua trong vụ kiện này thì uy quyền của Ủy hội, vốn đã bị đặt câu hỏi, có thể lại còn bị thêm suy yếu.
Luôn luôn có những căng thẳng giữa các cơ quan trong Liên hiệp Âu châu.
Nhưng lần này thì quả chúng ta đang nghe âm thanh từ một trận địa chấn vốn có thể có ảnh hưởng đến tương lai của Liên hiệp trong nhiều năm tới đây.(BBC)
Lần thứ ba trong ba năm liên tiếp, Pháp và Đức, hai quốc gia chính trong hệ thống đồng tiền chung Âu Châu, đã không làm sao cho ngân sách của họ có thể đến gần mức thăng bằng được.
Theo luật lệ của đồng euro, được biết dưới cái tên là Thỏa thuận ổn định, thì quốc gia nào không giữ được kiểm soát được tài chính sẽ bị phạt vạ lớn nếu cứ tiếp tục vi phạm.
Nhưng hôm tháng 11 các Bộ trưởng tài chánh Âu châu nghĩ việc đó là quá nghiêm khắc và bỏ qua những khuyến cáo của các viên chức hành chánh tại Uỷ hội Âu châu.
Nhưng bà Michaele Schreyer, Uỷ viên ngân sách của EU, lý luận là làm như vậy là sai trái cả về phương diện kinh tế và cả trên nguyên tắc pháp lý nữa.
"Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý là muốn có bền vững trong hệ thống tài chánh công, thì phải làm sao giảm bớt nợ nần bởi nó tạo gánh nặng cho tương lai và cho các thế hệ tương lai, và dĩ nhiên, khi chúng ta đã có luật lệ thì chúng ta phải tuân thủ luật lệ đó."
Thành ra Toà án Âu châu sẽ được yêu cầu xét xử một vụ kiện ở một mức độ không tiền khoáng hậu và cũng đầy ý nghĩa.
Bộ trưởng tài chánh Đức đã bác bỏ biện pháp này là không hiểu nổi và nguy cơ cho Ủy hội là nếu họ bị thua trong vụ kiện này thì uy quyền của Ủy hội, vốn đã bị đặt câu hỏi, có thể lại còn bị thêm suy yếu.
Luôn luôn có những căng thẳng giữa các cơ quan trong Liên hiệp Âu châu.
Nhưng lần này thì quả chúng ta đang nghe âm thanh từ một trận địa chấn vốn có thể có ảnh hưởng đến tương lai của Liên hiệp trong nhiều năm tới đây.(BBC)