Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã cho phép chính quyền TT. Bush được giữ bí mật về danh tính và về các thông tin cơ bản khác của những nghi phạm khủng bố bị bắt giữ.
Hàng trăm người đã bị bắt hoặc tạm giữ để điều tra tại Hoa Kỳ sau khi có các vụ tấn công ngày 11 Tháng Chín năm 2001.
Tòa án Hoa Kỳ đã bác đơn kháng cáo của các tổ chức hoạt động vì quyền tự do dân sự, là những tổ chức phản đối việc bắt giữ, nói đó là vi phạm Đạo Luật Tự Do Thông Tin và các quyền tự do ngôn luận.
Các quan tòa phán quyết rằng việc tiết lộ danh tính có thể sẽ làm tổn hại tới an ninh quốc gia Mỹ.
Hầu hết trong số chừng 700 người bị chính quyền tạm giam hay bị bắt giữ sau vụ tấn công 11-9 là người Ả rập hoặc người Hồi giáo, trong đó có nhiều người Pakistan.
Một số đã bị cáo buộc tội hình sự, một số người khác thì bị giữ làm nhân chứng quan trọng.
Chỉ có Zacarias Moussaoui, một công dân Pháp bị bắt giữ từ trước vụ 11-9 là được nêu tên do đang bị truy tố, liên quan tới vụ tấn công phá hủy tòa tháp đôi World Trade Center.
Một trung tâm nghiên cứu đã khởi kiện, đòi phải được biết danh tính và các thông tin cơ bản khác của những người bị bắt giữ.
Thế nhưng tòa thượng thẩm liên bang Hoa Ký nói hồi tháng Sáu năm ngoái rằng những thông tin đó có thể sẽ bị các tổ chức khủng bố sử dụng, và do vậy, tòa đã ra phán quyết rằng các thông tin cần phải được giữ kín.
Sau đó, Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Quốc Gia đã tiến hành những vụ khiếu nại pháp lý, với các câu hỏi về tính hợp hiến, dựa trên bản Tu Chính Thứ Nhất quy định về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và các câu hỏi pháp lý theo Đạo Luật Tự Do Thông Tin của liên bang.
Các luật sư lập luận rằng chính quyền Mỹ đã đóng các hồ sơ nhập cư và lãng quên danh tính các đối tượng đang bị giam giữ trong các nhà tù chật cứng, và đó là một trong những chiến thuật nhằm đảm bảo giữ kín thông tin về hàng trăm người đang bị giam cầm.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã quyết định rằng các thông tin phải được giữ bí mật, nhưng không đưa ra thêm lời nhận định nào.
Tòa thượng thẩm cũng đã chấp nhận là sẽ mở phiên xử đối với các vụ khác có liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền.(BBC)
Hàng trăm người đã bị bắt hoặc tạm giữ để điều tra tại Hoa Kỳ sau khi có các vụ tấn công ngày 11 Tháng Chín năm 2001.
Tòa án Hoa Kỳ đã bác đơn kháng cáo của các tổ chức hoạt động vì quyền tự do dân sự, là những tổ chức phản đối việc bắt giữ, nói đó là vi phạm Đạo Luật Tự Do Thông Tin và các quyền tự do ngôn luận.
Các quan tòa phán quyết rằng việc tiết lộ danh tính có thể sẽ làm tổn hại tới an ninh quốc gia Mỹ.
Hầu hết trong số chừng 700 người bị chính quyền tạm giam hay bị bắt giữ sau vụ tấn công 11-9 là người Ả rập hoặc người Hồi giáo, trong đó có nhiều người Pakistan.
Một số đã bị cáo buộc tội hình sự, một số người khác thì bị giữ làm nhân chứng quan trọng.
Chỉ có Zacarias Moussaoui, một công dân Pháp bị bắt giữ từ trước vụ 11-9 là được nêu tên do đang bị truy tố, liên quan tới vụ tấn công phá hủy tòa tháp đôi World Trade Center.
Một trung tâm nghiên cứu đã khởi kiện, đòi phải được biết danh tính và các thông tin cơ bản khác của những người bị bắt giữ.
Thế nhưng tòa thượng thẩm liên bang Hoa Ký nói hồi tháng Sáu năm ngoái rằng những thông tin đó có thể sẽ bị các tổ chức khủng bố sử dụng, và do vậy, tòa đã ra phán quyết rằng các thông tin cần phải được giữ kín.
Sau đó, Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Quốc Gia đã tiến hành những vụ khiếu nại pháp lý, với các câu hỏi về tính hợp hiến, dựa trên bản Tu Chính Thứ Nhất quy định về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và các câu hỏi pháp lý theo Đạo Luật Tự Do Thông Tin của liên bang.
Các luật sư lập luận rằng chính quyền Mỹ đã đóng các hồ sơ nhập cư và lãng quên danh tính các đối tượng đang bị giam giữ trong các nhà tù chật cứng, và đó là một trong những chiến thuật nhằm đảm bảo giữ kín thông tin về hàng trăm người đang bị giam cầm.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã quyết định rằng các thông tin phải được giữ bí mật, nhưng không đưa ra thêm lời nhận định nào.
Tòa thượng thẩm cũng đã chấp nhận là sẽ mở phiên xử đối với các vụ khác có liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền.(BBC)