Tổng thống Iran, Mohammad Khatami, đã kêu gọi mọi người bình tĩnh trước khả năng có các cuộc biểu tình phản đối quyết định mới đây bãi miễn hàng trăm ứng cử viên theo phe cải cách trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Quyết định này là do Hội đồng Giám hộ, một cơ quan bảo thủ của Iran đưa ra.
Được biết, khoảng 60 Nghị sĩ vẫn tiếp tục biểu tình ngồi ngay tại Quốc hội để phản đối quyết định này.
Tầm quan trọng
Quyết định này là do Hội đồng Giám Hộ đưa ra, vốn là một cơ quan bảo thủ có các thành viên quan trọng do lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, bổ nhiệm.
Nhiều người nhận xét khi quyết định này được đưa ra, nó đã làm cho cả nước Iran bước vào một cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong vài năm trở lại đây.
Số lượng các ứng cử viên theo phe cải cách bị bãi miễn lần này cũng là lớn nhất, được biết là có hơn một nửa trong số 1.700 người tự đứng ra ứng cử bị bãi miễn.
Quan trọng hơn, có tới hơn 80 Nghị sĩ, trong đó có cả hai phó chủ tịch Quốc hội và sáu chức vụ đứng đầu trong các uỷ ban của Quốc hội cũng bị bãi miễn, không cho tranh cử.
Tất nhiên theo nhiều người, đây vẫn là cuộc chiến giữa phe bảo thủ và phe cải cách của nền chính trị Iran.
Phóng viên BBC, Jim Muir, tại thủ đô Teheran nhận định rằng quyết định này mới là phát súng mở đầu cho một trận chiến chính trị dữ dội quanh cuộc bầu cử; mà trận chiến này sẽ quyết định lực lượng và cán cân giữa phe bảo thủ và phe tự do tại Iran.
Theo Jim Muir thì từ giờ cho tới hết tháng Giêng, chúng ta sẽ còn thấy một cuộc chiến chính trị căng thẳng sau hậu trường nữa.
Phản ứng của phe cải cách
Giới lãnh đạo cải cách mô tả quyết định này là một cuộc nổi dậy. Rất nhiều người cam kết rằng họ sẽ đấu tranh phản đối quyết định này.
Đa phần trong số họ là những người chỉ trích rất mạnh mẽ tình trạng bảo thủ cũng như là chuyện nhân quyền tại Iran.
Tiến sĩ Reza Yousef Ian, một nghị sĩ trong Quốc hội, nói bất cứ ai tham gia hay là ứng cử viên trong cuộc bầu cử sắp tới đều chịu sự qui định của hiến pháp Iran, đều tuân thủ những điều khoản trong hiến pháp, do vậy họ thấy quyết định này là trái phép và vi phạm quyền dân sự.
Những người phản đối yêu cầu phải chấm dứt cách bãi miễn ứng cử viên như thế này.
Được biết 60 Nghị sĩ vẫn tiếp tục một cuộc biểu tình ngồi ngay tại Nghị viện để phản đối quyết định này.
Quan trọng hơn, Bộ Nội vụ Iran cũng lên tiếng nói quyết định này là trái phép, và họ dự định sẽ không thi hành quyết định của Hội đồng Giám hộ.
Thêm vào đó, tất cả 27 thống đốc các tỉnh cũng đưa ra đe doạ từ chức nếu Hội đồng Giám hộ không thay đổi quyết định trong vòng một tuần.
Khả năng tác động
Bộ Nội vụ Iran là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử, nếu họ vẫn đề nghị nhân dân bỏ phiếu cho những ứng cử viên đã bị bãi miễn thì sẽ gây ra sự rối loạn tại nước này.
Tất nhiên, Hội đồng Giám hộ có quyền tuyên bố cuộc bầu cử như vậy là trái phép; thế nhưng chuyện này sẽ khiến cho cả nước Iran rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Ngoài ra, cuộc biểu tình của các nghị sĩ Quốc hội và đe doạ từ chức của các thống đốc tỉnh, theo phóng viên BBC Jim Muir và giới quan sát, sẽ tạo áp lực mạnh cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tổng thống Iran, Mohammad Khatami, nói rằng các cử tri nên được tự do chọn ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Ông Khatami nói rằng chuyện này không nên phân theo bè cánh, không phái nào được nghĩ rằng họ có quyền loại bỏ phe khác hòng mưu cầu thắng lợi.
Ông Khatami khuyên rằng người ta nên hành động trong khuôn khổ luật pháp, và nên chuẩn bị mọi điều có thể để cho nhân dân Iran được lựa chọn.
Ảnh hưởng của ông Khatami
Theo phóng viên BBC Jim Muir tại Teheran, được biết ông Khatami đã nói rằng ông sẽ sử dụng quyền lực theo hiến pháp qui định nhằm giải quyết tình hình hiện nay.
Ông kêu gọi mọi người bình tĩnh, thế nhưng chính ông có thể cũng phải đối mặt với khả năng sẽ trở thành một Tổng thống không có quyền hành nếu quyết định bãi miễn vẫn có hiệu lực.
Phóng viên Jim Muir cũng cho biết người ta đang có nhiều đồn đoán rằng ông Khatami có thể sẽ từ chức.
Trong khi đó hiện cũng đang có nhiều áp lực đòi lãnh đạo tối cao là Ayatollah Ali Khamenei phải có can thiệp.(BBC)
Quyết định này là do Hội đồng Giám hộ, một cơ quan bảo thủ của Iran đưa ra.
Được biết, khoảng 60 Nghị sĩ vẫn tiếp tục biểu tình ngồi ngay tại Quốc hội để phản đối quyết định này.
Tầm quan trọng
Quyết định này là do Hội đồng Giám Hộ đưa ra, vốn là một cơ quan bảo thủ có các thành viên quan trọng do lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, bổ nhiệm.
Nhiều người nhận xét khi quyết định này được đưa ra, nó đã làm cho cả nước Iran bước vào một cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong vài năm trở lại đây.
Số lượng các ứng cử viên theo phe cải cách bị bãi miễn lần này cũng là lớn nhất, được biết là có hơn một nửa trong số 1.700 người tự đứng ra ứng cử bị bãi miễn.
Quan trọng hơn, có tới hơn 80 Nghị sĩ, trong đó có cả hai phó chủ tịch Quốc hội và sáu chức vụ đứng đầu trong các uỷ ban của Quốc hội cũng bị bãi miễn, không cho tranh cử.
Tất nhiên theo nhiều người, đây vẫn là cuộc chiến giữa phe bảo thủ và phe cải cách của nền chính trị Iran.
Phóng viên BBC, Jim Muir, tại thủ đô Teheran nhận định rằng quyết định này mới là phát súng mở đầu cho một trận chiến chính trị dữ dội quanh cuộc bầu cử; mà trận chiến này sẽ quyết định lực lượng và cán cân giữa phe bảo thủ và phe tự do tại Iran.
Theo Jim Muir thì từ giờ cho tới hết tháng Giêng, chúng ta sẽ còn thấy một cuộc chiến chính trị căng thẳng sau hậu trường nữa.
Phản ứng của phe cải cách
Giới lãnh đạo cải cách mô tả quyết định này là một cuộc nổi dậy. Rất nhiều người cam kết rằng họ sẽ đấu tranh phản đối quyết định này.
Đa phần trong số họ là những người chỉ trích rất mạnh mẽ tình trạng bảo thủ cũng như là chuyện nhân quyền tại Iran.
Tiến sĩ Reza Yousef Ian, một nghị sĩ trong Quốc hội, nói bất cứ ai tham gia hay là ứng cử viên trong cuộc bầu cử sắp tới đều chịu sự qui định của hiến pháp Iran, đều tuân thủ những điều khoản trong hiến pháp, do vậy họ thấy quyết định này là trái phép và vi phạm quyền dân sự.
Những người phản đối yêu cầu phải chấm dứt cách bãi miễn ứng cử viên như thế này.
Được biết 60 Nghị sĩ vẫn tiếp tục một cuộc biểu tình ngồi ngay tại Nghị viện để phản đối quyết định này.
Quan trọng hơn, Bộ Nội vụ Iran cũng lên tiếng nói quyết định này là trái phép, và họ dự định sẽ không thi hành quyết định của Hội đồng Giám hộ.
Thêm vào đó, tất cả 27 thống đốc các tỉnh cũng đưa ra đe doạ từ chức nếu Hội đồng Giám hộ không thay đổi quyết định trong vòng một tuần.
Khả năng tác động
Bộ Nội vụ Iran là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử, nếu họ vẫn đề nghị nhân dân bỏ phiếu cho những ứng cử viên đã bị bãi miễn thì sẽ gây ra sự rối loạn tại nước này.
Tất nhiên, Hội đồng Giám hộ có quyền tuyên bố cuộc bầu cử như vậy là trái phép; thế nhưng chuyện này sẽ khiến cho cả nước Iran rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Ngoài ra, cuộc biểu tình của các nghị sĩ Quốc hội và đe doạ từ chức của các thống đốc tỉnh, theo phóng viên BBC Jim Muir và giới quan sát, sẽ tạo áp lực mạnh cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tổng thống Iran, Mohammad Khatami, nói rằng các cử tri nên được tự do chọn ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Ông Khatami nói rằng chuyện này không nên phân theo bè cánh, không phái nào được nghĩ rằng họ có quyền loại bỏ phe khác hòng mưu cầu thắng lợi.
Ông Khatami khuyên rằng người ta nên hành động trong khuôn khổ luật pháp, và nên chuẩn bị mọi điều có thể để cho nhân dân Iran được lựa chọn.
Ảnh hưởng của ông Khatami
Theo phóng viên BBC Jim Muir tại Teheran, được biết ông Khatami đã nói rằng ông sẽ sử dụng quyền lực theo hiến pháp qui định nhằm giải quyết tình hình hiện nay.
Ông kêu gọi mọi người bình tĩnh, thế nhưng chính ông có thể cũng phải đối mặt với khả năng sẽ trở thành một Tổng thống không có quyền hành nếu quyết định bãi miễn vẫn có hiệu lực.
Phóng viên Jim Muir cũng cho biết người ta đang có nhiều đồn đoán rằng ông Khatami có thể sẽ từ chức.
Trong khi đó hiện cũng đang có nhiều áp lực đòi lãnh đạo tối cao là Ayatollah Ali Khamenei phải có can thiệp.(BBC)