Các quan chức trong chính quyền của ông Bush bị chỉ trích vì đã diễn đạt sai mối đe dọa về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq.
Những chỉ trích này được đưa ra sau khi tin về chuyện 400 chuyên gia tìm kiếm vũ khí rời Iraq mà không được công bố đã được tiết lộ cho tờ báo The New York Times.
Sau khi chuyện này bị đưa ra công khai, chính phủ ông Bush phủ nhận rằng cuộc tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt đang bị thu hẹp qui mô, và khẳng định các chuyên gia này đã hoàn thành công việc và quay về nhà.
Nhà Trắng cũng khẳng định rằng nhóm Khảo sát Iraq, vốn là nhóm lớn hơn, vẫn ở lại Iraq để tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Báo cáo đe dọa
Một ấn phẩm của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Carnegie, vốn là một cơ quan cố vấn, đã đưa ra những nghi ngờ về chuyện sử dụng các thông tin tình báo trước chiến tranh.
Những thông tin tình báo khi đó đưa ra cái cớ là Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt để đưa ra đòn phủ đầu.
Carnegie nói rằng chính quyền ông Bush nên nghĩ lại học thuyết về sự đe dọa của vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Ông Joe Cirinicione, giám đốc của chương trình không phổ biến vũ khí tại viện cố vấn Carnegie, cho biết những đánh giá tình báo về vũ khí của Iraq từ năm 98 đến năm 2002 tương đối nhất quán.
Thế nhưng đúng 10 ngày trước khi Quốc hội Mỹ p̣hải bỏ phiếu về chuyện cho phép sử dụng vũ lực tại Iraq thì mức độ cảnh báo của thông tin tình báo tự dưng tăng vọt
Viện Carnegie nói rằng người ta đã sử dụng không đúng thông tin tình báo trước chiến tranh.
Họ cũng nói nếu có một tình huống đe dọa tương tự như Iraq hồi đầu năm ngoái thì người ta phải rà soát, theo dõi kỹ hơn cả tình hình cũng như thông tin tình báo, cho dù thông tin tình báo đó là lấy từ đâu đi chăng nữa, rồi mới tính đến chuyện có ra đòn phủ đầu hay không.
Phe diều hâu cứng đầu
Thế nhưng phe diều hâu tại Mỹ thì vẫn bảo thủ, như ông nghị sĩ Peter King của đảng Cộng hòa nói rằng kể từ sau vụ 11/9, nếu nước nào trước đây đã từng có vũ khí, hay tuyên bố có vũ khí, thì người ta vẫn phải giữ nguyên sự nghi ngờ về mối đe dọa của nước đó.
Ông Ngoại trưởng Powell thì cũng đứng ra bảo vệ cho những thông tin tình báo về vũ khí hủy diệt của Iraq mà ông ta đưa ra trước cuộc chiến.
Ông Powell vẫn khẳng định rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Và như vậy, chuyện xác định các mối đe dọa, để rồi có sử dụng đòn phủ đầu hay không, chắc sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức độ các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.
Không những thế, nó còn ảnh hưởng tới cách thức mà người ta thành lập các liên minh chính trị nào đó sau này. (BBC)
Những chỉ trích này được đưa ra sau khi tin về chuyện 400 chuyên gia tìm kiếm vũ khí rời Iraq mà không được công bố đã được tiết lộ cho tờ báo The New York Times.
Sau khi chuyện này bị đưa ra công khai, chính phủ ông Bush phủ nhận rằng cuộc tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt đang bị thu hẹp qui mô, và khẳng định các chuyên gia này đã hoàn thành công việc và quay về nhà.
Nhà Trắng cũng khẳng định rằng nhóm Khảo sát Iraq, vốn là nhóm lớn hơn, vẫn ở lại Iraq để tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Báo cáo đe dọa
Một ấn phẩm của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Carnegie, vốn là một cơ quan cố vấn, đã đưa ra những nghi ngờ về chuyện sử dụng các thông tin tình báo trước chiến tranh.
Những thông tin tình báo khi đó đưa ra cái cớ là Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt để đưa ra đòn phủ đầu.
Carnegie nói rằng chính quyền ông Bush nên nghĩ lại học thuyết về sự đe dọa của vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Ông Joe Cirinicione, giám đốc của chương trình không phổ biến vũ khí tại viện cố vấn Carnegie, cho biết những đánh giá tình báo về vũ khí của Iraq từ năm 98 đến năm 2002 tương đối nhất quán.
Thế nhưng đúng 10 ngày trước khi Quốc hội Mỹ p̣hải bỏ phiếu về chuyện cho phép sử dụng vũ lực tại Iraq thì mức độ cảnh báo của thông tin tình báo tự dưng tăng vọt
Viện Carnegie nói rằng người ta đã sử dụng không đúng thông tin tình báo trước chiến tranh.
Họ cũng nói nếu có một tình huống đe dọa tương tự như Iraq hồi đầu năm ngoái thì người ta phải rà soát, theo dõi kỹ hơn cả tình hình cũng như thông tin tình báo, cho dù thông tin tình báo đó là lấy từ đâu đi chăng nữa, rồi mới tính đến chuyện có ra đòn phủ đầu hay không.
Phe diều hâu cứng đầu
Thế nhưng phe diều hâu tại Mỹ thì vẫn bảo thủ, như ông nghị sĩ Peter King của đảng Cộng hòa nói rằng kể từ sau vụ 11/9, nếu nước nào trước đây đã từng có vũ khí, hay tuyên bố có vũ khí, thì người ta vẫn phải giữ nguyên sự nghi ngờ về mối đe dọa của nước đó.
Ông Ngoại trưởng Powell thì cũng đứng ra bảo vệ cho những thông tin tình báo về vũ khí hủy diệt của Iraq mà ông ta đưa ra trước cuộc chiến.
Ông Powell vẫn khẳng định rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Và như vậy, chuyện xác định các mối đe dọa, để rồi có sử dụng đòn phủ đầu hay không, chắc sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức độ các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.
Không những thế, nó còn ảnh hưởng tới cách thức mà người ta thành lập các liên minh chính trị nào đó sau này. (BBC)