Những cuộc đàm luận ở hậu trường cuối cùng đã giải tỏa được các vướng mắc và sự chia rẽ thấy rõ trong Đại Hội đồng, một cơ quan vốn được xem là tổ chức thống nhất đại diện cho người dân Afghanistan.
Những vấn đề các đại biểu ban đầu có ý kiến khác nhau bao gồm chuyện những ngôn ngữ nào sẽ là ngôn ngữ chính thức của Afghanistan và chuyện các bộ trưởng có hai quốc tịch có được giữ các chức vụ trong chính phủ hay không.
Một số đại biểu phản đối chuyện tiếng Uzbek phải được xem là ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Pashto của người Pashtun đa số và tiếng Dari của người Tajiks.
Cuối cùng, Đại Hội đồng quyết định rằng Pashto và Dari là hai ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ của các sắc dân thiểu số sẽ là ngôn ngữ chính thức thứ 3 tại các vùng mà họ chiếm đa số.
Vấn đề các bộ trưởng mang hai quốc tịch, một điều không phải là không phổ biến trong chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai hiện nay, được giải quyết theo hướng quốc hội sẽ bỏ phiếu các cuộc bổ nhiệm như vậy.
Theo Hiến pháp mới được thông qua, Afghanistan cũng sẽ có một tổng thống với nhiều quyền lực bên cạnh một cơ quan lập pháp trong đó đại diện của phụ nữ được đảm bảo.
Tổng thống Hamid Karzai đã chúc mừng các đại biểu thông qua hiến pháp: "Đây là hiến pháp dành cho tất cả mọi người tất cả các sắc tộc ở Afghanistan."
" Trong cuộc gặp gỡ này, không ai được, không ai mất, tất cả các quý vị đều bình đẳng và quý vị đã thông qua bản hiến pháp cho tất cả mọi người. Tất cả các quý vị đã thành công trong cuộc họp này và thành công này thuộc về người dân Afghanistan"
Chia rẽ rõ rệt
Tuy nhiên, phóng viên đài BBC ở Afghanistan, Crispin Thorold nói rằng thay vì thể hiện sự thống nhất thì cuộc họp của Đại Hội đồng đã để lộ rõ sự chia rẽ trầm trọng giữa các phe nhóm.
Thorold nói rằng một số những tranh cãi gay gắt tại cuộc họp sẽ làm người ta khó có thể quên được.
Người Pashtun đa số đã có những bất đồng với các nhóm nhỏ hơn như Tajiks, Uzbeks và Hararas.
Chính thành phần của Đại Hội đồng đã cho thấy họ khó có thể dễ dàng đi tới thỏa hiệp. Ngoài các sắc tộc khác nhau, ở đây cũng có đại diện của cộng sản sánh vai với các tay súng Mujahadin, những trưởng làng ngồi cạnh các kiều dân Afghanistan được đào tạo ở nước ngoài.
Đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc ở Afghanistan, Lakhda Brahimi nói rằng hiện ở Afghanistan vẫn chưa có những quy định pháp luật để thực hiện những điều hiến pháp đề ra.
"Tất cả chúng ta đều biết rằng tối nay chúng ta có một số trang viết bằng tiếng Pashtu và tiếng Dari. Thưa ông tổng thống, biến những lời trên giấy thành hiện thực, đó sẽ là nhiệm vụ của ông cùng chính phủ và các đại biểu và người dân Afghanistan."
Hiến pháp mới coi đạo Hồi là đạo chính ở Afghanistan tuy nhiên Hiến pháp không đề cập tới đạo luật Hồi giáo Sharia.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng một điều khoản trong Hiến pháp có thể sẽ khiến cho đạo luật này vào hiến pháp bằng cửa hậu.
Vấn đề phụ nữ
Một trong những điều được quy định rõ trong Hiến pháp là phụ nữ và nam giới hoàn toàn bình đẳng và có quyền lợi như nhau.
Tuy nhiên, đây sẽ là điều khó khăn trên thực tế khi tại Afghanistan ngày nay nhiều phụ nữ bị tù tội chỉ vì không cưới hỏi theo ý muốn của cha, anh hay chạy khỏi những gia đình họ bị lạm dụng.
Bà Maryam Rawi, thành viên của tổ chức Hội phụ nữ Cách mạng ở Afghanistan nói rằng bà không thấy triển vọng Hiến pháp sẽ thay đổi cuộc sống của phụ nữ.
Theo bà, các đại diện ở Đại Hội đồng không phải là đại diện của toàn dân Afghanistan mà là đại diện của Liên minh Phương Bắc vốn đã góp công lật đổ Taleban và những lãnh chúa.
Các đại diện phụ nữ tại Đại Hội đồng, theo Maryam Rawi, thay vì bảo vệ quyền lợi của phụ nữ đã thỏa hiệp với những nhóm bảo thủ.
Bà Fatima Gailani, một thành viên của Hội đồng Hiến Pháp, cơ quan thảo ra bản Hiến pháp vừa mới thông qua nói rằng chính bà đã tận mắt thấy thành kiến đối với phụ nữ trong nam giới khi đi giới thiệu dự thảo Hiến Pháp.
Ngoài ra việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ càng khó khăn hơn khi chính phủ Afghanistan còn phải đương đầu với sự mất an ninh ở nhiều nơi tại Afghanistan và khi Tổng thống Hamid Karzai không có thực quyền ở ngoài thủ đô Kabul.
Các nhà phân tích nói rằng điều cần thiết bây giờ là sự giúp đỡ của quốc tế nhằm giải giáp các nhóm tại nhiều tỉnh ở Afghanistan, có một cơ quan lập pháp đủ mạnh để thực hiện Hiến Pháp và xây dựng một loạt các cơ quan quân sự và dân sự mới. (BBC)
Những vấn đề các đại biểu ban đầu có ý kiến khác nhau bao gồm chuyện những ngôn ngữ nào sẽ là ngôn ngữ chính thức của Afghanistan và chuyện các bộ trưởng có hai quốc tịch có được giữ các chức vụ trong chính phủ hay không.
Một số đại biểu phản đối chuyện tiếng Uzbek phải được xem là ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Pashto của người Pashtun đa số và tiếng Dari của người Tajiks.
Cuối cùng, Đại Hội đồng quyết định rằng Pashto và Dari là hai ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ của các sắc dân thiểu số sẽ là ngôn ngữ chính thức thứ 3 tại các vùng mà họ chiếm đa số.
Vấn đề các bộ trưởng mang hai quốc tịch, một điều không phải là không phổ biến trong chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai hiện nay, được giải quyết theo hướng quốc hội sẽ bỏ phiếu các cuộc bổ nhiệm như vậy.
Theo Hiến pháp mới được thông qua, Afghanistan cũng sẽ có một tổng thống với nhiều quyền lực bên cạnh một cơ quan lập pháp trong đó đại diện của phụ nữ được đảm bảo.
Tổng thống Hamid Karzai đã chúc mừng các đại biểu thông qua hiến pháp: "Đây là hiến pháp dành cho tất cả mọi người tất cả các sắc tộc ở Afghanistan."
" Trong cuộc gặp gỡ này, không ai được, không ai mất, tất cả các quý vị đều bình đẳng và quý vị đã thông qua bản hiến pháp cho tất cả mọi người. Tất cả các quý vị đã thành công trong cuộc họp này và thành công này thuộc về người dân Afghanistan"
Chia rẽ rõ rệt
Tuy nhiên, phóng viên đài BBC ở Afghanistan, Crispin Thorold nói rằng thay vì thể hiện sự thống nhất thì cuộc họp của Đại Hội đồng đã để lộ rõ sự chia rẽ trầm trọng giữa các phe nhóm.
Thorold nói rằng một số những tranh cãi gay gắt tại cuộc họp sẽ làm người ta khó có thể quên được.
Người Pashtun đa số đã có những bất đồng với các nhóm nhỏ hơn như Tajiks, Uzbeks và Hararas.
Chính thành phần của Đại Hội đồng đã cho thấy họ khó có thể dễ dàng đi tới thỏa hiệp. Ngoài các sắc tộc khác nhau, ở đây cũng có đại diện của cộng sản sánh vai với các tay súng Mujahadin, những trưởng làng ngồi cạnh các kiều dân Afghanistan được đào tạo ở nước ngoài.
Đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc ở Afghanistan, Lakhda Brahimi nói rằng hiện ở Afghanistan vẫn chưa có những quy định pháp luật để thực hiện những điều hiến pháp đề ra.
"Tất cả chúng ta đều biết rằng tối nay chúng ta có một số trang viết bằng tiếng Pashtu và tiếng Dari. Thưa ông tổng thống, biến những lời trên giấy thành hiện thực, đó sẽ là nhiệm vụ của ông cùng chính phủ và các đại biểu và người dân Afghanistan."
Hiến pháp mới coi đạo Hồi là đạo chính ở Afghanistan tuy nhiên Hiến pháp không đề cập tới đạo luật Hồi giáo Sharia.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng một điều khoản trong Hiến pháp có thể sẽ khiến cho đạo luật này vào hiến pháp bằng cửa hậu.
Vấn đề phụ nữ
Một trong những điều được quy định rõ trong Hiến pháp là phụ nữ và nam giới hoàn toàn bình đẳng và có quyền lợi như nhau.
Tuy nhiên, đây sẽ là điều khó khăn trên thực tế khi tại Afghanistan ngày nay nhiều phụ nữ bị tù tội chỉ vì không cưới hỏi theo ý muốn của cha, anh hay chạy khỏi những gia đình họ bị lạm dụng.
Bà Maryam Rawi, thành viên của tổ chức Hội phụ nữ Cách mạng ở Afghanistan nói rằng bà không thấy triển vọng Hiến pháp sẽ thay đổi cuộc sống của phụ nữ.
Theo bà, các đại diện ở Đại Hội đồng không phải là đại diện của toàn dân Afghanistan mà là đại diện của Liên minh Phương Bắc vốn đã góp công lật đổ Taleban và những lãnh chúa.
Các đại diện phụ nữ tại Đại Hội đồng, theo Maryam Rawi, thay vì bảo vệ quyền lợi của phụ nữ đã thỏa hiệp với những nhóm bảo thủ.
Bà Fatima Gailani, một thành viên của Hội đồng Hiến Pháp, cơ quan thảo ra bản Hiến pháp vừa mới thông qua nói rằng chính bà đã tận mắt thấy thành kiến đối với phụ nữ trong nam giới khi đi giới thiệu dự thảo Hiến Pháp.
Ngoài ra việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ càng khó khăn hơn khi chính phủ Afghanistan còn phải đương đầu với sự mất an ninh ở nhiều nơi tại Afghanistan và khi Tổng thống Hamid Karzai không có thực quyền ở ngoài thủ đô Kabul.
Các nhà phân tích nói rằng điều cần thiết bây giờ là sự giúp đỡ của quốc tế nhằm giải giáp các nhóm tại nhiều tỉnh ở Afghanistan, có một cơ quan lập pháp đủ mạnh để thực hiện Hiến Pháp và xây dựng một loạt các cơ quan quân sự và dân sự mới. (BBC)