Trận động đất cách đây bốn ngày đã để lại một cảnh tượng hoang tàn, với khoảng 50.000 người thiệt mạng.
Các toán cứu hộ quốc tế nay nói đã hết hy vọng gì tìm thấy ai còn sống sót mặc dù bên dưới những đống đổ nát vẫn còn thi thể của nhiều người.
Công việc bây giờ là giúp đỡ những người may mắn thoát chết. Phóng viên BBC Angus Crawford mô tả đây là công việc vô cùng nặng nề.
"Đây là một thách thức vô cùng to lớn. 100.000 người đang trong cảnh màn trời chiếu đất. Tôi đi một vòng thành phố tối hôm qua và đâu đâu cũng là những đống đổ nát, giống như có một người khổng lồ cầm búa đập nát hết mọi thứ."
Hồi sinh một thành phố đã chết là chuyện không dễ. Chưa kể, vết thương tâm lý phải mất nhiều năm may ra mới phai nhạt.
Người thân, nhà cửa tiêu tan, những gì đem lại một cuộc sống yên bình bổng dưng bị cướp mất chỉ trong vài giây đồng hồ của trận động đất.
Điều phối viên của Hội Chữ thập đỏ, Halvor Fossum mô tả đó là tổng hợp của sự mất mát và cảm giác mệt mỏi.
"Người ta vẫn còn lang thang ở những đống đổ nát để tìm người thân hay bạn bè. Nhiều người cứ ngồi thừ ra bên vệ đường hay trong căn lều tạm bợ suốt cả ngày."
Rõ ràng cần phải tư vấn về tinh thần cho người ta nữa. Một trong những người có kinh nghiệm trong việc này là Bramha Bihari Swami.
Ông Swami đã từng tham gia tái thiết Bhuj, một thành phố của Ấn Độ thuộc bang Gujarat, cũng bị tàn phá bởi động đất cách đây 3 năm.
Ông nói điều quan trọng là phải giúp người dân nhanh chóng có lại phần nào đời sống bình thường họ đã quen thuộc.
Nhưng Braha Bihara Swami nói trước hết cần chuẩn bị tinh thần cho các nhân viên cứu hộ.
"Không có ai được chuẩn bị cho những thiên tai cở này cả. Nó hỗn loạn, nó làm cho người ta mất phương hướng. Nhiều người muốn giúp nhưng công việc này to lớn quá, họ không biết phải làm sao."
"Kinh nghiệm cho tôi thấy cần có một trình tự, trước hết là cấp cứu, sau đó là tiếp tế nhu yếu phẫm, và tiếp theo là tìm cách an ủi động viên người ta, tức là tư vấn về tinh thần."
"Lâu dài hơn là thu xếp chỗ ở ngắn hạn và giúp người ta có lại thu nhập hàng ngày. Cuối cùng là cấp nhà mới, hoặc giúp người ta xây lại những căn nhà đã bị hư hại."
Nhà chức trách đã bắt đầu xem xét cấu trúc tương lai cho thành phố Bam, để tránh không bị đổ sập dễ dàng mỗi khi có động đất. Người ta sẽ sử dụng các kiến trúc hiện đại và vật liệu mới.
Kiến trúc sư Nader Khalili nói mục tiêu là làm cho thành phố mới được an toàn hơn, và đó là một trong những vấn đề chính.
"Theo các quan chức địa phương thì làng mạc ở Bam được xây bằng bêtông cốt sắt. Nhưng chúng ta thấy những căn nhà như vậy cũng bị đổ sập như thường."
"Vì vậy không chỉ là sử dụng đúng vật liệu, mà còn phải biết cách xây như thế nào nữa."
Chính phủ Iran đang bị chỉ trích là quá lỏng lẻo trong việc thực thi luật lệ xây dựng ở Bam.
Người ta cho rằng nếu làm việc nghiêm túc, một số thiệt hại đã có thể giảm được. Tuy nhiên công việc xây dựng sau thiên tai thường bị sức ép về thời gian, cần làm nhanh, hơn làm cẩn thận.
Tổng thống Khatami cam kết xây dựng lại Bam trong vòng hai năm. Nhưng Braha Bihara Swami nói công việc sẽ không nhanh chóng như vậy.
"Đây là một tiến trình chậm chạp. Trong trường hợp ở Bhuj, chúng tôi phải tìm nơi trú ẩn tạm thời cho 4.000 người, nhưng không thể bắt người ta ở trong căn lều lụp xụp đó quá lâu được."
"Chúng tôi - là một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu – cũng phải mất 3 năm mới xây lại được 15 ngôi làng tươm tất. Đó là công việc không thể qua đêm mà làm xong được."
Trong trường hợp của Bam, quốc tế đã phản ứng nhanh chóng và hậu hỉ. Nhưng còn vô số công việc trước mắt cần phải làm để khôi phục lại cuộc sống cho những người thoát nạn.(BBC)
Các toán cứu hộ quốc tế nay nói đã hết hy vọng gì tìm thấy ai còn sống sót mặc dù bên dưới những đống đổ nát vẫn còn thi thể của nhiều người.
Công việc bây giờ là giúp đỡ những người may mắn thoát chết. Phóng viên BBC Angus Crawford mô tả đây là công việc vô cùng nặng nề.
"Đây là một thách thức vô cùng to lớn. 100.000 người đang trong cảnh màn trời chiếu đất. Tôi đi một vòng thành phố tối hôm qua và đâu đâu cũng là những đống đổ nát, giống như có một người khổng lồ cầm búa đập nát hết mọi thứ."
Hồi sinh một thành phố đã chết là chuyện không dễ. Chưa kể, vết thương tâm lý phải mất nhiều năm may ra mới phai nhạt.
Người thân, nhà cửa tiêu tan, những gì đem lại một cuộc sống yên bình bổng dưng bị cướp mất chỉ trong vài giây đồng hồ của trận động đất.
Điều phối viên của Hội Chữ thập đỏ, Halvor Fossum mô tả đó là tổng hợp của sự mất mát và cảm giác mệt mỏi.
"Người ta vẫn còn lang thang ở những đống đổ nát để tìm người thân hay bạn bè. Nhiều người cứ ngồi thừ ra bên vệ đường hay trong căn lều tạm bợ suốt cả ngày."
Rõ ràng cần phải tư vấn về tinh thần cho người ta nữa. Một trong những người có kinh nghiệm trong việc này là Bramha Bihari Swami.
Ông Swami đã từng tham gia tái thiết Bhuj, một thành phố của Ấn Độ thuộc bang Gujarat, cũng bị tàn phá bởi động đất cách đây 3 năm.
Ông nói điều quan trọng là phải giúp người dân nhanh chóng có lại phần nào đời sống bình thường họ đã quen thuộc.
Nhưng Braha Bihara Swami nói trước hết cần chuẩn bị tinh thần cho các nhân viên cứu hộ.
"Không có ai được chuẩn bị cho những thiên tai cở này cả. Nó hỗn loạn, nó làm cho người ta mất phương hướng. Nhiều người muốn giúp nhưng công việc này to lớn quá, họ không biết phải làm sao."
"Kinh nghiệm cho tôi thấy cần có một trình tự, trước hết là cấp cứu, sau đó là tiếp tế nhu yếu phẫm, và tiếp theo là tìm cách an ủi động viên người ta, tức là tư vấn về tinh thần."
"Lâu dài hơn là thu xếp chỗ ở ngắn hạn và giúp người ta có lại thu nhập hàng ngày. Cuối cùng là cấp nhà mới, hoặc giúp người ta xây lại những căn nhà đã bị hư hại."
Nhà chức trách đã bắt đầu xem xét cấu trúc tương lai cho thành phố Bam, để tránh không bị đổ sập dễ dàng mỗi khi có động đất. Người ta sẽ sử dụng các kiến trúc hiện đại và vật liệu mới.
Kiến trúc sư Nader Khalili nói mục tiêu là làm cho thành phố mới được an toàn hơn, và đó là một trong những vấn đề chính.
"Theo các quan chức địa phương thì làng mạc ở Bam được xây bằng bêtông cốt sắt. Nhưng chúng ta thấy những căn nhà như vậy cũng bị đổ sập như thường."
"Vì vậy không chỉ là sử dụng đúng vật liệu, mà còn phải biết cách xây như thế nào nữa."
Chính phủ Iran đang bị chỉ trích là quá lỏng lẻo trong việc thực thi luật lệ xây dựng ở Bam.
Người ta cho rằng nếu làm việc nghiêm túc, một số thiệt hại đã có thể giảm được. Tuy nhiên công việc xây dựng sau thiên tai thường bị sức ép về thời gian, cần làm nhanh, hơn làm cẩn thận.
Tổng thống Khatami cam kết xây dựng lại Bam trong vòng hai năm. Nhưng Braha Bihara Swami nói công việc sẽ không nhanh chóng như vậy.
"Đây là một tiến trình chậm chạp. Trong trường hợp ở Bhuj, chúng tôi phải tìm nơi trú ẩn tạm thời cho 4.000 người, nhưng không thể bắt người ta ở trong căn lều lụp xụp đó quá lâu được."
"Chúng tôi - là một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu – cũng phải mất 3 năm mới xây lại được 15 ngôi làng tươm tất. Đó là công việc không thể qua đêm mà làm xong được."
Trong trường hợp của Bam, quốc tế đã phản ứng nhanh chóng và hậu hỉ. Nhưng còn vô số công việc trước mắt cần phải làm để khôi phục lại cuộc sống cho những người thoát nạn.(BBC)