Nhiều người nghi là thành viên của nhóm Jemaah Islamiyah quay trở lại tòa ở Bangkok với bị cáo buộc âm mưu thực hiện một loạt các vụ tấn công trên khắp Thái Lan.
Thủ phạm của vụ nổ Bali làm cho trên 200 người thiệt mạng cũng là nhóm Jemaah Islamiyah, vốn có nhiều liên hệ với các nhóm quá khích ở Indonesia và Philippines.
Phóng viên BBC, Paul Moss đã đến viếng Yala ở miền Nam Thái Lan, nơi các nhóm quá khích được ủng hộ.
"Ngôi đền Hồi giáo chính ở Jala nhìn thật khiêm nhường, không như kiến trúc uy nghi đồ sộ thường thấy."
Jala nằm tận dưới miền nam của Thái Lan, quê hương của người Hồi giáo thiểu số. Nhưng dân ở đây quan tâm đến thời sự thế giới và nhiều người căm ghét Mỹ.
“Tôi không thích người Mỹ vì họ mang bom sang Afghanistan,” một dân làng vung tay phân trần.
“Chính phủ Mỹ chống lại thế giới Hồi Giáo," một người khác quả quyết.
"Quí vị nên biết đối với người anh em Hồi giáo chúng tôi chỉ có một trái tim. Nếu có ai bị tấn công, chúng tôi sẽ trả đũa.”
Chính phủ Thái Lan luôn luôn bác bỏ khả năng có cuộc chiến chống khủng bố trong nước họ.
Nhưng thình lình họ phát hiệm một lảnh tụ khủng bố khét tiếng tên là Hambali, ẩn náu ở miền Bắc Thái Lan.
Hambali là một nhân vật chủ chốt của nhóm Jemaah Islamiyah.
Rồi nhà chức trách Thái Lan bắt ba người ở Jala vì bị tình nghi âm mưu đặt bom các tòa đại sứ Tây phương ở Bangkok, cũng như nhiều khu du lịch khác.
Nhà báo Thái, Don Bhutan cho biết ở Thái Lan có người của al Qaeda và Jemaah Islamiyah.
"Tôi biết chắc chính phủ Thái lo lắng về chuyện này nhưng họ sẽ không bao giờ nhìn nhận điều đó trước công chúng.”
Nhà báo này nói rằng việc các nhóm khủng bố đến Thái Lan không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì từ lâu nay các nhóm vũ trang vẫn thường lấy Thái Lan làm nơi ẩn náu hay trung chuyển.
"Có đủ mọi nhóm đến Thái Lan, thí dụ nhóm Hổ Tamil, các nhóm nỗi dậy của Miến Điện, ngay cả Hồ Chí Minh cũng từng có mặt ở đây trong thập niên 1950. Họ qua đây để mua vũ khí."
"Ở Thái Lan có những băng nhóm chuyên làm hộ chiếu giả. Một số bạch phiến chất lượng tốt được đưa vào Âu Châu qua ngã Thái Lan. Khủng bố sống nhờ vào những mạn lưới như vậy.”
Tháng rồi tại Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn kinh tế Á châu, APEC, Tổng thống Hoa Kỳ, George Bush đã làm lu mờ nghị trình đáng lý chỉ tập trung vào chuyện hợp tác kinh tế.
Ông Bush đã mượn diễn đàn để kêu gọi sự hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
“Quốc gia nào chống khủng bố là đang bảo vệ an ninh và đi tìm an bình cho chính họ.”
Trước sức ép của Washington, Thủ tướng Thái Lan, Thaksin Shinawatra đã nhanh chóng đưa ra luật chống khủng bố và truy lùng khủng bố ở vùng Yala.
Nhưng một số tin rằng chính phủ đã để mất lòng dân ở đó. Bà Chuchinook Rahimullah nhận lệnh của chính phủ đi tìm hiểu dân tình ở Jala.
“Dân trong các làng mạc xa xôi cảm thấy người Mỹ tấn công người Hồi giáo trên khắp thế giới. Một số vì vậy cảm thấy thương xót cho người Hồi giáo cho dù đó có thể là những kẻ khủng bố.”
Để hiểu tình cảm của người dân ở miền Nam Thái Lan có lẽ nên nghe nhạc của họ, nó không giống như ở những vùng khác, mà mang nặng sắc thái Ảrập.
Xuống đến miền cực nam Thái Lan, người ta có cảm giác nó tách rời với những nơi khác. Tại đây phong trào ly khai kéo dài đã lâu, và họ vẫn ám hại cảnh sát của chính phủ.
Vì vậy nếu Jemaah Islamiyah đặt căn cứ ở đây, họ nương vào sự bất mãn lâu năm của dân đối với chính quyền.
Nhưng phát ngôn nhân chính phủ ở đây, ông Nirankat Yukonopakan nói làm gì có khủng bố.
“Đa số người ở Yala họ biết ai là khủng bố chứ. Đây không phải là vấn đề. Chẳng có ai là khủng bố đâu.”
Nếu như không có ai ở Jala ủng hộ Jemaah Islamiyah thì tại sao chính phủ lại tung ra một chiến dịch an ninh lớn như vậy?
“Tôi nghĩ người tìm cách thổi phồng vấn đề lên, nhưng mọi chuyện ở Yala cũng bình thường thôi, chỉ là những kẻ cướp hay băng đảng, chứ không phải khủng bố.”
Cũng dễ hiểu tại sao chính quyền địa phương tìm mọi cách bác bỏ chuyện khủng bố.
Ngay phía trên Yala là thị trấn Hatyi, một trong những nơi thu hút đông đảo du khách ngoại quốc từ khắp nơi trên thế giới đến hưởng thụ nắng ấm, tắm biển, và những nightclub đầy các cô gái xinh đẹp.
Kỹ nghệ du lịch là yếu tố quyết định đưa Thái Lan lên hàng các nước có kinh tế phát triển.
Hình ảnh đó sẽ mất đi ngay lập tức nếu như Thái Lan mang tiếng là nơi dung dưỡng những người Hồi giáo quá khích.
Nhưng nhà báo Don Bhutan nói rằng chính phủ Thái không có đủ ý chí và phương tiện để dẹp các nhóm quá khích.
“Truyền thống của Thái Lan là không mạnh tay với các nhóm này, vì vậy chính phủ Thái bây giờ phải quyết định xem có tham gia cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu không?"
"Nhưng tôi không nghĩ chính phủ có đủ nguồn tài lực để làm những chuyện như đóng cửa biên giới với Lào và Miến Điện."(BBC)
Thủ phạm của vụ nổ Bali làm cho trên 200 người thiệt mạng cũng là nhóm Jemaah Islamiyah, vốn có nhiều liên hệ với các nhóm quá khích ở Indonesia và Philippines.
Phóng viên BBC, Paul Moss đã đến viếng Yala ở miền Nam Thái Lan, nơi các nhóm quá khích được ủng hộ.
"Ngôi đền Hồi giáo chính ở Jala nhìn thật khiêm nhường, không như kiến trúc uy nghi đồ sộ thường thấy."
Jala nằm tận dưới miền nam của Thái Lan, quê hương của người Hồi giáo thiểu số. Nhưng dân ở đây quan tâm đến thời sự thế giới và nhiều người căm ghét Mỹ.
“Tôi không thích người Mỹ vì họ mang bom sang Afghanistan,” một dân làng vung tay phân trần.
“Chính phủ Mỹ chống lại thế giới Hồi Giáo," một người khác quả quyết.
"Quí vị nên biết đối với người anh em Hồi giáo chúng tôi chỉ có một trái tim. Nếu có ai bị tấn công, chúng tôi sẽ trả đũa.”
Chính phủ Thái Lan luôn luôn bác bỏ khả năng có cuộc chiến chống khủng bố trong nước họ.
Nhưng thình lình họ phát hiệm một lảnh tụ khủng bố khét tiếng tên là Hambali, ẩn náu ở miền Bắc Thái Lan.
Hambali là một nhân vật chủ chốt của nhóm Jemaah Islamiyah.
Rồi nhà chức trách Thái Lan bắt ba người ở Jala vì bị tình nghi âm mưu đặt bom các tòa đại sứ Tây phương ở Bangkok, cũng như nhiều khu du lịch khác.
Nhà báo Thái, Don Bhutan cho biết ở Thái Lan có người của al Qaeda và Jemaah Islamiyah.
"Tôi biết chắc chính phủ Thái lo lắng về chuyện này nhưng họ sẽ không bao giờ nhìn nhận điều đó trước công chúng.”
Nhà báo này nói rằng việc các nhóm khủng bố đến Thái Lan không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì từ lâu nay các nhóm vũ trang vẫn thường lấy Thái Lan làm nơi ẩn náu hay trung chuyển.
"Có đủ mọi nhóm đến Thái Lan, thí dụ nhóm Hổ Tamil, các nhóm nỗi dậy của Miến Điện, ngay cả Hồ Chí Minh cũng từng có mặt ở đây trong thập niên 1950. Họ qua đây để mua vũ khí."
"Ở Thái Lan có những băng nhóm chuyên làm hộ chiếu giả. Một số bạch phiến chất lượng tốt được đưa vào Âu Châu qua ngã Thái Lan. Khủng bố sống nhờ vào những mạn lưới như vậy.”
Tháng rồi tại Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn kinh tế Á châu, APEC, Tổng thống Hoa Kỳ, George Bush đã làm lu mờ nghị trình đáng lý chỉ tập trung vào chuyện hợp tác kinh tế.
Ông Bush đã mượn diễn đàn để kêu gọi sự hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
“Quốc gia nào chống khủng bố là đang bảo vệ an ninh và đi tìm an bình cho chính họ.”
Trước sức ép của Washington, Thủ tướng Thái Lan, Thaksin Shinawatra đã nhanh chóng đưa ra luật chống khủng bố và truy lùng khủng bố ở vùng Yala.
Nhưng một số tin rằng chính phủ đã để mất lòng dân ở đó. Bà Chuchinook Rahimullah nhận lệnh của chính phủ đi tìm hiểu dân tình ở Jala.
“Dân trong các làng mạc xa xôi cảm thấy người Mỹ tấn công người Hồi giáo trên khắp thế giới. Một số vì vậy cảm thấy thương xót cho người Hồi giáo cho dù đó có thể là những kẻ khủng bố.”
Để hiểu tình cảm của người dân ở miền Nam Thái Lan có lẽ nên nghe nhạc của họ, nó không giống như ở những vùng khác, mà mang nặng sắc thái Ảrập.
Xuống đến miền cực nam Thái Lan, người ta có cảm giác nó tách rời với những nơi khác. Tại đây phong trào ly khai kéo dài đã lâu, và họ vẫn ám hại cảnh sát của chính phủ.
Vì vậy nếu Jemaah Islamiyah đặt căn cứ ở đây, họ nương vào sự bất mãn lâu năm của dân đối với chính quyền.
Nhưng phát ngôn nhân chính phủ ở đây, ông Nirankat Yukonopakan nói làm gì có khủng bố.
“Đa số người ở Yala họ biết ai là khủng bố chứ. Đây không phải là vấn đề. Chẳng có ai là khủng bố đâu.”
Nếu như không có ai ở Jala ủng hộ Jemaah Islamiyah thì tại sao chính phủ lại tung ra một chiến dịch an ninh lớn như vậy?
“Tôi nghĩ người tìm cách thổi phồng vấn đề lên, nhưng mọi chuyện ở Yala cũng bình thường thôi, chỉ là những kẻ cướp hay băng đảng, chứ không phải khủng bố.”
Cũng dễ hiểu tại sao chính quyền địa phương tìm mọi cách bác bỏ chuyện khủng bố.
Ngay phía trên Yala là thị trấn Hatyi, một trong những nơi thu hút đông đảo du khách ngoại quốc từ khắp nơi trên thế giới đến hưởng thụ nắng ấm, tắm biển, và những nightclub đầy các cô gái xinh đẹp.
Kỹ nghệ du lịch là yếu tố quyết định đưa Thái Lan lên hàng các nước có kinh tế phát triển.
Hình ảnh đó sẽ mất đi ngay lập tức nếu như Thái Lan mang tiếng là nơi dung dưỡng những người Hồi giáo quá khích.
Nhưng nhà báo Don Bhutan nói rằng chính phủ Thái không có đủ ý chí và phương tiện để dẹp các nhóm quá khích.
“Truyền thống của Thái Lan là không mạnh tay với các nhóm này, vì vậy chính phủ Thái bây giờ phải quyết định xem có tham gia cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu không?"
"Nhưng tôi không nghĩ chính phủ có đủ nguồn tài lực để làm những chuyện như đóng cửa biên giới với Lào và Miến Điện."(BBC)