Nam Hàn quyết định ban hành lệnh cấm sau khi phát hiện ca bệnh bò điên đầu tiên ở bang Washington, Hoa Kỳ.
Giới chức Nông nghiệp Hoa Kỳ đã hội đàm với những người tương nhiệm của Nam Hàn ở Seoul.
Tòa đại sứ Mỹ tại Seoul bác bỏ tin nói rằng giới chức Washington gây áp lực buộc Nam Hàn phải bỏ lệnh cấm nhập thịt bò Mỹ.
Thay vào đó phía Hoa Kỳ đưa ra một tuyên bố nói phái đoàn sang để điều tra về chuyện bò điên và thảo luận những gì cần làm tiếp theo.
Nam Hàn là một trong những nước nhập nhiều thịt bò của Mỹ, một năm lên đến 200 ngàn tấn.
Người tiêu thụ ở Nam Hàn cần được trấn an nhiều hơn nữa khi mà người ta đã phải giết bỏ hàng triệu gia cầm do để ngăn chặn dịch cúm đang hoành hành tại đây.
Nhật Bản cũng đã ban lệnh cấm nhập thịt bò Mỹ và không chịu cởi bỏ dù được Hoa Kỳ yêu cầu.
Trong một diễn biến khác nông dân Nam Hàn hôm thứ Hai đã biểu tình phản đối dự định của chính phủ thông qua hiệp định thương mại song phương với Chile.
Nam Hàn là một trong số ít nước không ký hiệp định tự do mậu dịch với nước nào và các nông dân muốn duy trì vị trí này. (BBC)
Giới chức Nông nghiệp Hoa Kỳ đã hội đàm với những người tương nhiệm của Nam Hàn ở Seoul.
Tòa đại sứ Mỹ tại Seoul bác bỏ tin nói rằng giới chức Washington gây áp lực buộc Nam Hàn phải bỏ lệnh cấm nhập thịt bò Mỹ.
Thay vào đó phía Hoa Kỳ đưa ra một tuyên bố nói phái đoàn sang để điều tra về chuyện bò điên và thảo luận những gì cần làm tiếp theo.
Nam Hàn là một trong những nước nhập nhiều thịt bò của Mỹ, một năm lên đến 200 ngàn tấn.
Người tiêu thụ ở Nam Hàn cần được trấn an nhiều hơn nữa khi mà người ta đã phải giết bỏ hàng triệu gia cầm do để ngăn chặn dịch cúm đang hoành hành tại đây.
Nhật Bản cũng đã ban lệnh cấm nhập thịt bò Mỹ và không chịu cởi bỏ dù được Hoa Kỳ yêu cầu.
Trong một diễn biến khác nông dân Nam Hàn hôm thứ Hai đã biểu tình phản đối dự định của chính phủ thông qua hiệp định thương mại song phương với Chile.
Nam Hàn là một trong số ít nước không ký hiệp định tự do mậu dịch với nước nào và các nông dân muốn duy trì vị trí này. (BBC)