Ngày thứ Ba là ngày quyết định đối với công ty Parmalat, khi nội các Ý phải họp để thảo luận chuyện có cứu công ty thực phẩm lớn nhất nước này hay không.
Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi hứa hẹn vào dịp cuối tuần rằng họ sẽ giúp đỡ Parmalat, nhưng người ta chưa đưa ra kế hoạch cụ thể nào.
Chính phủ Ý muốn đảm bảo cho 36.400 công ăn việc làm tại công ty này, cũng như việc thanh toán cho các công ty thực phẩm khác của Ý.
Trong khi đó, ban giám đốc điều hành của Parmalat sẽ có buổi họp vào cuối ngày thứ Ba.
Người ta cho rằng công ty này sẽ đề nghị các chủ nợ giúp đỡ, là một hành động sẽ giúp công ty tránh được việc sa lầy hơn nữa vào chuyện mất khả năng thanh toán và thậm chí có thể bị thanh lý.
Các công tố viên của Ý hôm thứ Hai đã có cuộc điều tra hình sự đối với những cáo buộc về chuyện kế toán gian lận tại công ty này.
Tuần trước, công ty này cho biết họ bị thâm thủng tới 4 tỉ euro trong các tài khoản của mình.
Hi vọng khiêm tốn
Tuyên bố của ông Berlusconi vào hôm cuối tuần có vẻ là một lời hứa sẽ cứu công ty Parmalat; thế nhưng cũng có thể người ta đã có một kế hoạch khiêm tốn hơn.
Chính phủ Ý hiện chủ yếu quan ngại về việc làm sao giảm thiểu bất cứ khả năng đổ vỡ nào của Parmalat, vì công ty này có vai trò quan trọng - là công ty thực phẩm lớn nhất của Ý.
Riêng công ty này đã mua tới 8% các sản phẩm sữa của cả nước.
Rất nhiều công ty sản xuất sữa đã cắt giảm các nguồn cung cấp cho Parmalat, và đây là một ví dụ cho thấy chuyện này có thể đe doạ tới tình trạng thiếu thực phẩm cho một số vùng.
Sau khi gặp lãnh đạo mới của Parmalat, Enrico Bondi, hôm thứ Hai, các Bộ trưởng đã ra dấu cho thấy họ có thể sử dụng quyền đặc biệt để giúp ngành thực phẩm, nhưng không đưa ra chỉ dấu nào về chuyện sẽ bỏ các khoản tiền lớn ra giúp công ty này thoát khỏi khủng hoảng hiện nay. (BBC)
Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi hứa hẹn vào dịp cuối tuần rằng họ sẽ giúp đỡ Parmalat, nhưng người ta chưa đưa ra kế hoạch cụ thể nào.
Chính phủ Ý muốn đảm bảo cho 36.400 công ăn việc làm tại công ty này, cũng như việc thanh toán cho các công ty thực phẩm khác của Ý.
Trong khi đó, ban giám đốc điều hành của Parmalat sẽ có buổi họp vào cuối ngày thứ Ba.
Người ta cho rằng công ty này sẽ đề nghị các chủ nợ giúp đỡ, là một hành động sẽ giúp công ty tránh được việc sa lầy hơn nữa vào chuyện mất khả năng thanh toán và thậm chí có thể bị thanh lý.
Các công tố viên của Ý hôm thứ Hai đã có cuộc điều tra hình sự đối với những cáo buộc về chuyện kế toán gian lận tại công ty này.
Tuần trước, công ty này cho biết họ bị thâm thủng tới 4 tỉ euro trong các tài khoản của mình.
Hi vọng khiêm tốn
Tuyên bố của ông Berlusconi vào hôm cuối tuần có vẻ là một lời hứa sẽ cứu công ty Parmalat; thế nhưng cũng có thể người ta đã có một kế hoạch khiêm tốn hơn.
Chính phủ Ý hiện chủ yếu quan ngại về việc làm sao giảm thiểu bất cứ khả năng đổ vỡ nào của Parmalat, vì công ty này có vai trò quan trọng - là công ty thực phẩm lớn nhất của Ý.
Riêng công ty này đã mua tới 8% các sản phẩm sữa của cả nước.
Rất nhiều công ty sản xuất sữa đã cắt giảm các nguồn cung cấp cho Parmalat, và đây là một ví dụ cho thấy chuyện này có thể đe doạ tới tình trạng thiếu thực phẩm cho một số vùng.
Sau khi gặp lãnh đạo mới của Parmalat, Enrico Bondi, hôm thứ Hai, các Bộ trưởng đã ra dấu cho thấy họ có thể sử dụng quyền đặc biệt để giúp ngành thực phẩm, nhưng không đưa ra chỉ dấu nào về chuyện sẽ bỏ các khoản tiền lớn ra giúp công ty này thoát khỏi khủng hoảng hiện nay. (BBC)