Cảnh sát Israel đã bắt bảy người Palestine sau khi Ngoại trưởng Ai Cập bị tấn công tại Jerusalem.
Ngoại trưởng Ai Cập Ahmed Maher đã xuất viện ở Jerusalem sau khi được điều trị những chấn thương xảy ra khi ông bị những người biểu tình Palestine tấn công tại al-Aqsa ở Jerusalem – thánh địa quan trọng hàng thứ 3 của đạo Hồi.
Các nhân chứng nói rằng những người biểu tình đã ném giầy vào vị ngoại trưởng và tố cáo ông là phản bội. Cảnh sát Israel đã tới khu vực xung quanh đền al-Aqsa và giúp các vệ sĩ Ai Cập kéo ông Maher khỏi đám đông.
Phóng viên đài BBC ở Trung Đông nói rằng ông Maher, nay đã gần 70 tuổi trông nhợt nhạt và nói rằng ông khó thở.
Chính quyền Palestine đã ngay lập tức lên án vụ tấn công nhằm vào ông Maher.
Nabil Shaath, Ngoại trưởng Palestine nói: "Đây là cuộc tấn công tội phạm nhằm vào người cả đời bảo vệ sự nghiệp của người Palestine và cố gắng để đạt được hòa bình trong công bằng và danh dự giữa Palestine và Israel để đi tới một nước Palestine độc lập."
"Ông tới mang theo thông điệp của Ai Cập cho Israel rằng họ phải trở lại với tiến trình hòa bình."
Hồi năm 1979, Ai Cập là quốc gia Ả Rập đầu tiên ký hiệp ước hòa bình với Israel. Ai Cập đã rút đại sứ của họ ở Israel về sau khi cuộc khởi nghĩa của người Palestine bắt đầu vào tháng 9 năm 2000 và chưa cho đại sứ trở lại cho tới nay vì cho rằng Israel đã sử dụng vũ lực qúa mức cần thiết.
Trong năm qua Ai Cập đã cố gắng để có ngưng bắn giữa các nhóm dân quân Palestine và chính trong bối cảnh đó ông Maher đã bị tấn công.
Người ta đã nhìn thấy ngoại trưởng Ai Cập cười và tự đi lại được nhưng rõ ràng ông đã bị sốc sau vụ tấn công.
Đám đông đã ném giầy vào ông Maher và hô to ‘kẻ phản bội’, và ‘kẻ tay sai’. Những người biểu tình cũng nói ‘bất kỳ ai bắt tay với những kẻ giết người không được chúng tôi hoan nghênh’.
Chuyện xảy ra sau khi ông Maher vừa có cuộc gặp với thủ tướng Israel Ariel Sharon, nhưng vụ này cũng cho thấy sự chia rẽ ở Palestine về vấn đề những nhóm dân quân có nên ngưng bắn theo gợi ý của Ai Cập hay không.
Trong lần đàm phán mới đây nhất tại Cairo, các nhóm dân quân nói rằng Israel phải có hành động trước và cố gắng của Ai Cập đã không mang lại kết qủa.
Tuy nhiên, ông Maher vẻ bề ngoài vẫn lạc quan.
Ông tới Jerusalem lần này để thảo luận với Israel một điều mà không lộ rõ trong một hiệp định ngưng bắn mà Palestin muốn có.
Trước hết họ có thể ngưng bắn, tiếng Ả Rập là hudna, sau đó Israel sẽ phải có hành động tương tự và tiến tới thực hiện lộ trình hòa bình do Hoa Kỳ chủ xướng.
Lộ trình này kêu gọi giải giáp các nhóm dân quân và cuộc tấn công nhằm vào ông Maher cho thấy một số người Palestine cho rằng đây không phải là thời điểm tốt để làm như vậy.(BBC)
Ngoại trưởng Ai Cập Ahmed Maher đã xuất viện ở Jerusalem sau khi được điều trị những chấn thương xảy ra khi ông bị những người biểu tình Palestine tấn công tại al-Aqsa ở Jerusalem – thánh địa quan trọng hàng thứ 3 của đạo Hồi.
Các nhân chứng nói rằng những người biểu tình đã ném giầy vào vị ngoại trưởng và tố cáo ông là phản bội. Cảnh sát Israel đã tới khu vực xung quanh đền al-Aqsa và giúp các vệ sĩ Ai Cập kéo ông Maher khỏi đám đông.
Phóng viên đài BBC ở Trung Đông nói rằng ông Maher, nay đã gần 70 tuổi trông nhợt nhạt và nói rằng ông khó thở.
Chính quyền Palestine đã ngay lập tức lên án vụ tấn công nhằm vào ông Maher.
Nabil Shaath, Ngoại trưởng Palestine nói: "Đây là cuộc tấn công tội phạm nhằm vào người cả đời bảo vệ sự nghiệp của người Palestine và cố gắng để đạt được hòa bình trong công bằng và danh dự giữa Palestine và Israel để đi tới một nước Palestine độc lập."
"Ông tới mang theo thông điệp của Ai Cập cho Israel rằng họ phải trở lại với tiến trình hòa bình."
Hồi năm 1979, Ai Cập là quốc gia Ả Rập đầu tiên ký hiệp ước hòa bình với Israel. Ai Cập đã rút đại sứ của họ ở Israel về sau khi cuộc khởi nghĩa của người Palestine bắt đầu vào tháng 9 năm 2000 và chưa cho đại sứ trở lại cho tới nay vì cho rằng Israel đã sử dụng vũ lực qúa mức cần thiết.
Trong năm qua Ai Cập đã cố gắng để có ngưng bắn giữa các nhóm dân quân Palestine và chính trong bối cảnh đó ông Maher đã bị tấn công.
Người ta đã nhìn thấy ngoại trưởng Ai Cập cười và tự đi lại được nhưng rõ ràng ông đã bị sốc sau vụ tấn công.
Đám đông đã ném giầy vào ông Maher và hô to ‘kẻ phản bội’, và ‘kẻ tay sai’. Những người biểu tình cũng nói ‘bất kỳ ai bắt tay với những kẻ giết người không được chúng tôi hoan nghênh’.
Chuyện xảy ra sau khi ông Maher vừa có cuộc gặp với thủ tướng Israel Ariel Sharon, nhưng vụ này cũng cho thấy sự chia rẽ ở Palestine về vấn đề những nhóm dân quân có nên ngưng bắn theo gợi ý của Ai Cập hay không.
Trong lần đàm phán mới đây nhất tại Cairo, các nhóm dân quân nói rằng Israel phải có hành động trước và cố gắng của Ai Cập đã không mang lại kết qủa.
Tuy nhiên, ông Maher vẻ bề ngoài vẫn lạc quan.
Ông tới Jerusalem lần này để thảo luận với Israel một điều mà không lộ rõ trong một hiệp định ngưng bắn mà Palestin muốn có.
Trước hết họ có thể ngưng bắn, tiếng Ả Rập là hudna, sau đó Israel sẽ phải có hành động tương tự và tiến tới thực hiện lộ trình hòa bình do Hoa Kỳ chủ xướng.
Lộ trình này kêu gọi giải giáp các nhóm dân quân và cuộc tấn công nhằm vào ông Maher cho thấy một số người Palestine cho rằng đây không phải là thời điểm tốt để làm như vậy.(BBC)