Các quốc gia Ả rập và Iran đã kêu gọi chính phủ Israel hãy noi theo tuyên bố của Lybia, từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Các quốc gia vùng Vịnh Bahrain và Qatar nói hy vọng quyết định của Libya sẽ góp phần xóa bỏ các loại vũ khí hạt nhân hay sinh hóa khỏi Trung Đông.
Tổng thống Ai cập nói ông hoan nghênh quyết định của Libya dỡ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này. Ông cũng nói rằng Israel nên làm điều tương tự.
Ai cập đã lặp đi lặp lại nỗ lực gây áp lực quốc tế lên Israel để nước này phê chuẩn Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân. Cho tới nay, quốc gia Do Thái vẫn từ chối điều này.
Iran nói các đồng mình của Israel phải gây áp lực để Tel Aviv dỡ bỏ đầu đạn hạt nhân ở các kho vũ khí của mình.
Dẫu cho Israel chưa bao giờ khẳng định hay bác bỏ việc có sở hữu vũ khí hạt nhân, thế nhưng người ta cho rằng đó là quốc gia duy nhất ở vùng Trung Đông có vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Israel nói Israel có quan điểm rõ ràng: đó là một khi Trung Đông có được hòa bình và an ninh thì đó sẽ phải là một vùng không có vũ khí hạt nhân.
Tuyên bố gây ngạc nhiên của Libya đã khiến các quốc gia Ả rập nối lại lời kêu gọi Israel hãy có tuyên bố về vũ khí của mình.
Cả ngoại trưởng của Qatar và tổng thư ký Liên Đoàn Ả rập đều nói hy vọng hành động của Libya sẽ khiến Israel từ bỏ các vũ khí của mình.
Theo ý kiến từ giới Ả rập thì vũ khí hủy diệt hàng loạt của Israel chính là ví dụ điển hình về cách áp đặt tiêu chuẩn hai mặt mà phương Tây áp dụng đối với vùng Trung Đông.
Nhiều người Ả rập giận dữ trước việc các quôc sgia như Libya, Syria và Iraq thì bị áp lực từ phía Mỹ, buộc phải từ bỏ vũ khí, trong khi Israel lại được phép giữ các kho vũ khí của mình. (BBC)
Các quốc gia vùng Vịnh Bahrain và Qatar nói hy vọng quyết định của Libya sẽ góp phần xóa bỏ các loại vũ khí hạt nhân hay sinh hóa khỏi Trung Đông.
Tổng thống Ai cập nói ông hoan nghênh quyết định của Libya dỡ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này. Ông cũng nói rằng Israel nên làm điều tương tự.
Ai cập đã lặp đi lặp lại nỗ lực gây áp lực quốc tế lên Israel để nước này phê chuẩn Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân. Cho tới nay, quốc gia Do Thái vẫn từ chối điều này.
Iran nói các đồng mình của Israel phải gây áp lực để Tel Aviv dỡ bỏ đầu đạn hạt nhân ở các kho vũ khí của mình.
Dẫu cho Israel chưa bao giờ khẳng định hay bác bỏ việc có sở hữu vũ khí hạt nhân, thế nhưng người ta cho rằng đó là quốc gia duy nhất ở vùng Trung Đông có vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Israel nói Israel có quan điểm rõ ràng: đó là một khi Trung Đông có được hòa bình và an ninh thì đó sẽ phải là một vùng không có vũ khí hạt nhân.
Tuyên bố gây ngạc nhiên của Libya đã khiến các quốc gia Ả rập nối lại lời kêu gọi Israel hãy có tuyên bố về vũ khí của mình.
Cả ngoại trưởng của Qatar và tổng thư ký Liên Đoàn Ả rập đều nói hy vọng hành động của Libya sẽ khiến Israel từ bỏ các vũ khí của mình.
Theo ý kiến từ giới Ả rập thì vũ khí hủy diệt hàng loạt của Israel chính là ví dụ điển hình về cách áp đặt tiêu chuẩn hai mặt mà phương Tây áp dụng đối với vùng Trung Đông.
Nhiều người Ả rập giận dữ trước việc các quôc sgia như Libya, Syria và Iraq thì bị áp lực từ phía Mỹ, buộc phải từ bỏ vũ khí, trong khi Israel lại được phép giữ các kho vũ khí của mình. (BBC)