Tổng thống Bush cho biết Hoa Kỳ sẽ làm việc với Iraq để tìm cách đưa Saddam Hussein ra tòa công khai dưới sự quan sát của cộng đồng quốc tế.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, ông nói điều quan trọng là quan điểm của người dân Iraq.
Ông miêu tả việc bắt được Saddam Hussein hôm thứ Bảy là một giây phút quan trọng cho người dân Iraq, và ông nói những kẻ thù của một nước Iraq tự do đã hết hy vọng có thể giành lại quyền lực.
Họp báo
Trong một buổi họp báo, Tổng thống Bush chưa đưa ra kế hoạch chi tiết gì, thế nhưng ông đã nói rõ rằng hiện nay, ông muốn đưa Saddam Hussein ra xét xử tại Iraq, và muốn việc đó phải được thực hiện kết hợp với những người Iraq đại diện cho nhân dân của họ.
Ông Bush nói: "Chúng tôi sẽ làm việc với người dân Iraq để tìm ra cách xét xử ông ta, và việc xét xử này sẽ phải được sự giám sát của quốc tế. Tôi cho rằng đó là cách tốt nhất để thực hiện".
Người ta hỏi Tổng thống Bush rằng là một người ủng hộ án tử hình, liệu ông Bush có nghĩ rằng ông Saddam Hussein có khả năng phải chịu án tử hình hay không. Ông Bush không đưa ra câu trả lời.
Người ta còn hỏi Tổng thống Bush liệu việc bắt giữ cựu lãnh đạo Iraq có giúp cho lính Mỹ sớm được trở về nhà hay không. Ông Bush trả lời rằng “công việc của liên quân chúng tôi vẫn còn khó khăn và đòi hỏi phải có sự hi sinh nhiều hơn”.
Thông điệp này không phải là dễ dàng gì về mặt chính trị cho Nhà Trắng, nhưng giờ đây, có vẻ như nó cũng được chấp nhận ở mức độ nào đó.
Người ta còn hỏi rằng việc bắt giữ được kẻ thù lâu nay của gia đình nhà ông Bush là một thông điệp gì đối với cá nhân ông?
Ông Bush trả lời rằng: "Thôi cũng thoát nợ. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nhiều khi không có ông, ông Saddam Hussein ạ".
Nhà Trắng cũng lên tiếng ủng hộ chiến thắng này, thế nhưng điều chắc chắn là ai cũng nhận thấy sự hài lòng của cá nhân ông Tổng thống Mỹ về tin tức được đưa ra cuối tuần vừa rồi.
Thẩm vấn Saddam Hussein
Trong khi đó Hoa Kỳ tiếp tục thẩm vấn cựu lãnh tụ Iraq, ông Saddam Hussein sau khi bắt được ông này hôm thứ Bảy.
Chuẩn tướng Mark Herling cho biết ông được cung cấp các thông tin cho phép xác định danh tính và bắt giữ vài nhân vật cao cấp trong chính phủ của ông Hussein.
Thế nhưng những tuyên bố này của tướng Herling lại khác với những tuyên bố trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Donald Rumsfeld, người nói rằng cựu lãnh tụ Iraq đã không hợp tác với những người thẩm vấn ông ta.
Ông Saddam thực ra có nói gì hay không? Các dấu hiệu mà phía Mỹ đưa ra đều có vẻ mâu thuẫn.
Sau khi tin đưa ra vào hôm Chủ Nhật về vụ bắt giữ Saddam Hussein thì người ta mô tả ông ta là nói nhiều và là một tù nhân có thiện ý hợp tác.
Các binh lính Mỹ cho biết khi họ kéo ông ta ra khỏi hầm trú ẩn, ông ta nói với họ là ông ta là Tổng thống của Iraq, và ông ta muốn thương thuyết. Những người lính trả lời bằng câu “Tổng thống Bush gửi lời thăm hỏi”.
Tuy nhiên, sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld lại nói cựu lãnh đạo Iraq không hề hợp tác.
Giờ đây, chuẩn tướng Mark Hertling nói rằng một số vụ bắt giữ đã được thực hiện nhờ những thông tin mà ông Saddam cung cấp, và nhờ những tài liệu mà người ta có được khi tìm thấy ông ta.
Càng ngày càng có nhiều lời kêu gọi phải sớm đưa ông Saddam ra xét xử, tuy nhiên, ông Saddam có thể bị thẩm vấn tới hàng tháng.
Các quan chức Mỹ đã mong đợi điều này - cũng như với các nghi phạm al-Qaeda - rằng có thể phải mất vài tháng thì ông ta mới đưa ra những thông tin quan trọng.
Ngoại trưởng Anh Jack Straw, đã tỏ ý hoài nghi về những khả năng mà ông Saddam tiết lộ vị trí của vũ khí hủy diệt hàng loạt mà người ta cáo buộc.
Bốn thành viên của Hội đồng điều hành Iraq do Hoa Kỳ chỉ định, mà được cho phép gặp ông Saddam, đều nói ông ta không có vẻ gì là hối cải và vẫn hiếu chiến như cũ, mặc dù ông ta đầu hàng mà không hề chống trả.
Ảnh hưởng an ninh
Phía Mỹ đã cảnh báo rằng bạo lực tại Iraq sẽ không hề chấm dứt sau khi ông Saddam Hussein đã bị bỏ tù. Họ đã nói đúng.
Hai quả bom đã phát nổ chỉ cách nhau có 30 phút, một thông điệp từ phía những người dân quân rằng họ sẽ tiếp tục chiến đấu.
Đã có một vụ biểu tình nhỏ ủng hộ cho ông Saddam Hussein tại thành phố quê hương của ông ta là Tikrit, không xa nơi ẩn náu của ông ta bao nhiêu, nơi mà lính Mỹ đã bắt sống được ông vào đêm hôm thứ Bảy.
Một thành viên của Hội đồng điều hành Iraq giờ đây nói vị cựu độc tài này có thể bị đưa ra xét xử trong vòng vài tuần.
Muir Ubai, người được gặp ông Saddam Hussein cho đài BBC biết ông Saddam có vẻ là một người suy sụp, luôn miệng chửi thề, tuy nhiên, không hề có vẻ ăn năn chút nào hết. (BBC)
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, ông nói điều quan trọng là quan điểm của người dân Iraq.
Ông miêu tả việc bắt được Saddam Hussein hôm thứ Bảy là một giây phút quan trọng cho người dân Iraq, và ông nói những kẻ thù của một nước Iraq tự do đã hết hy vọng có thể giành lại quyền lực.
Họp báo
Trong một buổi họp báo, Tổng thống Bush chưa đưa ra kế hoạch chi tiết gì, thế nhưng ông đã nói rõ rằng hiện nay, ông muốn đưa Saddam Hussein ra xét xử tại Iraq, và muốn việc đó phải được thực hiện kết hợp với những người Iraq đại diện cho nhân dân của họ.
Ông Bush nói: "Chúng tôi sẽ làm việc với người dân Iraq để tìm ra cách xét xử ông ta, và việc xét xử này sẽ phải được sự giám sát của quốc tế. Tôi cho rằng đó là cách tốt nhất để thực hiện".
Người ta hỏi Tổng thống Bush rằng là một người ủng hộ án tử hình, liệu ông Bush có nghĩ rằng ông Saddam Hussein có khả năng phải chịu án tử hình hay không. Ông Bush không đưa ra câu trả lời.
Người ta còn hỏi Tổng thống Bush liệu việc bắt giữ cựu lãnh đạo Iraq có giúp cho lính Mỹ sớm được trở về nhà hay không. Ông Bush trả lời rằng “công việc của liên quân chúng tôi vẫn còn khó khăn và đòi hỏi phải có sự hi sinh nhiều hơn”.
Thông điệp này không phải là dễ dàng gì về mặt chính trị cho Nhà Trắng, nhưng giờ đây, có vẻ như nó cũng được chấp nhận ở mức độ nào đó.
Người ta còn hỏi rằng việc bắt giữ được kẻ thù lâu nay của gia đình nhà ông Bush là một thông điệp gì đối với cá nhân ông?
Ông Bush trả lời rằng: "Thôi cũng thoát nợ. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nhiều khi không có ông, ông Saddam Hussein ạ".
Nhà Trắng cũng lên tiếng ủng hộ chiến thắng này, thế nhưng điều chắc chắn là ai cũng nhận thấy sự hài lòng của cá nhân ông Tổng thống Mỹ về tin tức được đưa ra cuối tuần vừa rồi.
Thẩm vấn Saddam Hussein
Trong khi đó Hoa Kỳ tiếp tục thẩm vấn cựu lãnh tụ Iraq, ông Saddam Hussein sau khi bắt được ông này hôm thứ Bảy.
Chuẩn tướng Mark Herling cho biết ông được cung cấp các thông tin cho phép xác định danh tính và bắt giữ vài nhân vật cao cấp trong chính phủ của ông Hussein.
Thế nhưng những tuyên bố này của tướng Herling lại khác với những tuyên bố trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Donald Rumsfeld, người nói rằng cựu lãnh tụ Iraq đã không hợp tác với những người thẩm vấn ông ta.
Ông Saddam thực ra có nói gì hay không? Các dấu hiệu mà phía Mỹ đưa ra đều có vẻ mâu thuẫn.
Sau khi tin đưa ra vào hôm Chủ Nhật về vụ bắt giữ Saddam Hussein thì người ta mô tả ông ta là nói nhiều và là một tù nhân có thiện ý hợp tác.
Các binh lính Mỹ cho biết khi họ kéo ông ta ra khỏi hầm trú ẩn, ông ta nói với họ là ông ta là Tổng thống của Iraq, và ông ta muốn thương thuyết. Những người lính trả lời bằng câu “Tổng thống Bush gửi lời thăm hỏi”.
Tuy nhiên, sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld lại nói cựu lãnh đạo Iraq không hề hợp tác.
Giờ đây, chuẩn tướng Mark Hertling nói rằng một số vụ bắt giữ đã được thực hiện nhờ những thông tin mà ông Saddam cung cấp, và nhờ những tài liệu mà người ta có được khi tìm thấy ông ta.
Càng ngày càng có nhiều lời kêu gọi phải sớm đưa ông Saddam ra xét xử, tuy nhiên, ông Saddam có thể bị thẩm vấn tới hàng tháng.
Các quan chức Mỹ đã mong đợi điều này - cũng như với các nghi phạm al-Qaeda - rằng có thể phải mất vài tháng thì ông ta mới đưa ra những thông tin quan trọng.
Ngoại trưởng Anh Jack Straw, đã tỏ ý hoài nghi về những khả năng mà ông Saddam tiết lộ vị trí của vũ khí hủy diệt hàng loạt mà người ta cáo buộc.
Bốn thành viên của Hội đồng điều hành Iraq do Hoa Kỳ chỉ định, mà được cho phép gặp ông Saddam, đều nói ông ta không có vẻ gì là hối cải và vẫn hiếu chiến như cũ, mặc dù ông ta đầu hàng mà không hề chống trả.
Ảnh hưởng an ninh
Phía Mỹ đã cảnh báo rằng bạo lực tại Iraq sẽ không hề chấm dứt sau khi ông Saddam Hussein đã bị bỏ tù. Họ đã nói đúng.
Hai quả bom đã phát nổ chỉ cách nhau có 30 phút, một thông điệp từ phía những người dân quân rằng họ sẽ tiếp tục chiến đấu.
Đã có một vụ biểu tình nhỏ ủng hộ cho ông Saddam Hussein tại thành phố quê hương của ông ta là Tikrit, không xa nơi ẩn náu của ông ta bao nhiêu, nơi mà lính Mỹ đã bắt sống được ông vào đêm hôm thứ Bảy.
Một thành viên của Hội đồng điều hành Iraq giờ đây nói vị cựu độc tài này có thể bị đưa ra xét xử trong vòng vài tuần.
Muir Ubai, người được gặp ông Saddam Hussein cho đài BBC biết ông Saddam có vẻ là một người suy sụp, luôn miệng chửi thề, tuy nhiên, không hề có vẻ ăn năn chút nào hết. (BBC)