Tổng thống Bush nói rằng việc bắt được ông Saddam Hussein có nghĩa là chấm dứt một chế độ khủng bố và đối với người dân Iraq bình thường thì có có nghĩa những phòng tra tấn và cảnh sát mật cũng vĩnh viễn chấm dứt.
Người dân Iraq ăn mừng trên đường phố và nói rằng đó là một tin thật vui. Nhiều người bày tỏ hy vọng là đất nước họ sẽ trở nên yên bình hơn nay Saddam Hussein đã bị bắt.
Ông Ahmed Chalabi, một thành viên chủ chốt tại Hội đồng quản trị Iraq do Hoa Kỳ chỉ định, nói rằng ông trông đợi được thấy vị độc tài này phải ra trước tòa.
Và theo ông Chalabi, đây là một sự kiện có ý nghĩa lớn lao nhất cho người dân Iraq và cho cả vùng. Iraq đã thông qua luật về một tòa án đặc biệt chuyên xét xử những tội phạm chống lại nhân loại và bị cáo chính tại tòa án này sẽ là ông Saddam Hussein.
Phản ứng tại châu Âu
Thủ tướng Anh, ông Tony Blair, một trong hai lãnh tụ liên minh đã lật đổ chính quyền của ông Saddam Hussein, đã lên truyền hình phát biểu phản ứng của ông.
Ông nói rằng bóng đen của ông Saddam Hussein cuối cùng đã được xóa bỏ không còn đe dọa người dân Iraq nữa và nay là thời điểm để giang rộng cánh tay và hòa giải.
Các lãnh tụ châu Âu khác kể cả những nước phản đối cuộc chiến Iraq đều hoan nghênh tin này. Ngoại trưởng Pháp, de Villepin cho biết như Tổng thống Jacques Chirac đã nói họ vui mừng trước việc ông Saddam Hussein bị bắt.
Ông de Villepin nói đây là một bước tiến lớn trong cuộc khủng hoảng mà cộng đồng quốc tế đang quan ngại. Và đây là một biểu tượng lớn đối với người dân Iraq và nay họ nên hướng tới tương lai.
Thủ tướng Gerhart Schroeder của Đức nói ông hy vọng việc này sẽ giúp thêm cho các nỗ lực quốc tế trong việc tái thiết và ổn định Iraq.
Chủ tịch Ủy hội châu Âu, ông Romano Prodi bày tỏ hy vọng là sự kiện này sẽ giúp thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ tại Iraq và đây là kết cục hợp lý đối với bất kỳ một chế độ độ tài nào.
Ông Romano Prodi hy vọng là nó sẽ giúp đẩy nhanh hơn tiến trình đưa người dân Iraq tới dân chủ, và giúp chống lại nạn khủng bố quốc tế.
Tổng thư ký LHQ, ông Kofi Annan nói rằng việc bắt được ông Saddam Hussein là một cơ hội mới để đem lại ổn định cho một đất nước đã bị chiến tranh tàn phá.
Phản ứng từ các nước Ả rập và Hồi giáo
Nhiều quốc gia vùng Vịnh đã thúc giục ông Saddam Hussein hãy từ chức từ hồi đầu năm nay để tránh cảnh xảy ra hôm qua, đó là cảnh một cựu lãnh tụ Ả rập trông đầy bối rốn đang bị một sĩ quan quân y của Hoa Kỳ khám nghiệm.
Phản ứng tại thủ đô Cairo của Ai cập là khá thận trọng. Tổng thư ký liên đoàn Ả rập, Amr Musa nói rằng số phận của cựu lãnh tụ Iraq phải để cho người Iraq quyết định.
Tại Indonesia một nước Hồi giáo lớn có dân số đông nhất thế giới và một nước chỉ trích chính sách của Hoa Kỳ thì nói rằng việc bắt này là quá muộn và phát ngôn viên bộ Ngoại giao nói hy vọng nó sẽ thúc đẩy quá trình dân chủ.
Iran
Tin ông Saddam Hussein bị bắt đã được hoan nghênh tại nước láng giềng Iran, một đất nước đã có chiến tranh trong suốt tám năm trời với Iraq thời ông Saddam cầm quyền hồi những năm 80.
Mặc dù có thái độ thù nghịch và nghi ngờ đối với Hoa Kỳ, nhưng người dân Iran chẳng mấy cảm thông gì với vị cựu lãnh tụ của Iraq.
Phó Tổng thống Iran, ông Mohammed Ali Abtahi, nói rằng việc bắt được ông Saddam Hussein là một tin rất tốt đối với người dân Iran, Iraq và cả trong vùng vì những tội ác mà ông này đã làm trong suốt cuộc đời ông ta.
Khi được hỏi liệu nó có thể dẫn tới một làn sóng khủng bố mới hay không, ông Abtahi, cho biết nó có thể giúp mang lại sự ổn định và an ninh tại Iraq vì những sợ hãi và lo lắng của người dân được giảm bớt.
Vẫn theo ông Abtahi thì việc ông Saddam bị bắt không phải là một sự nhục nhã cho thế giới Ả rập và Hồi giáo vì ông Saddam Hussein không phải là người đại diện hay là biểu tượng của người Iraq, người Ả rập và người Hồi giáo mà là biểu tượng của tội ác và sự đàn áp.
Kuwait
Còn tại Kuwait, đất nước đã bị lực lượng của ông Saddam Hussein xâm chiếm hồi đầu những năm 90 thì chính phủ nước này miêu tả sự kiện này là một bước ngoặt đối với vận mệnh của cả Iraq và vùng Vịnh.
Trên đường phố người dân vui mừng chào đón tin này. Bộ trưởng Thông tin của Kuwait, ông Mohammed Abulhassan, nói rằng nay thì ông Saddam Hussein sẽ bị xét xử tại tòa về những tội ác tàn bạo của ông đối với người dân Iraq và Kuwait.
Một thành viên của lực lượng không quân Kuwait, tướng Saba al Sawaiddin giải thích tại sao nhiều người dân trên đường phố đang ăn mừng
Theo tướng Saba al Sawaiddin thì Kuwait đã phải chịu đựng quá nhiều, nhiều gia đình đã giết hại, tra tấn, mất mát tài sản và trở thành tị nạn trong nhiều tháng trời. Vì thế người ta vui mừng được thấy ông ta nay sẽ phải trả giá.
Israel
Còn tại Israel thì Saddam Hussein vốn nhiều năm nay là một mối đe dọa ngấm ngầm. Mục đích chính của cựu lãnh tụ Iraq khi theo đuổi hỏa tiễn tầm xa là nhắm vào Israel.
Nay Thủ tướng Israel, ông Ariel Sharon, nói việc bắt được ông Saddam Hussein là một ngày trọng đại cho thế giới dân chủ, cho những người đấu tranh vì tự do, công bằng và cho những người chống lại khủng bố.
Tổng thống Moshe Katzav thì miêu tả việc bắt giữ này là một tin tuyệt vời đối với Israel và đó là một bằng chứng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận một nhà nước độc tài hậu thuẫn cho nạn khủng bố quốc tế.
Palestine
Tuy nhiên đối với người Palestin thì một số vẫn nhìn nhận ông là một anh hùng của người Ả rập vì như một người Palestin được hỏi thì cảm giác của anh ta là khá lẫn lộn, nói rằng bắt được một nhà độc tài thì tốt nhưng đồng thời theo ông này nó cũng là một mất mát cho sự nghiệp của người Ả rập và Hồi giáo.
Syria
Tin này cũng đem lại cảm giác lẫn lộn, vừa không thể tin được, vừa mừng rỡ tại Syria. Mọi người cho rằng sẽ có kháng cự tới cùng, và không ai nghĩ rằng ông Saddam lại bị bắt sống và họ miêu tả việc ông bị quân y Hoa Kỳ lấy xét nghiệm là một sự nhục nhã đối với ông ta.
Tại Syria việc ông Saddam bị bắt được nhìn nhận như một bằng chứng rằng dù tỏ ra mạnh mẽ tới đâu thì các lãnh tụ Ả rập cũng không phải là vô địch.
Nhiều người Syria vui mừng vì nay ông ta sẽ bị đem ra xét xử và người Iraq có thể trở bước sang một trang mới. Nhưng cũng có những người mừng vì một lý do khác.
Họ nói Saddam là một kẻ hèn nhát xứng đáng chịu số phận hiện nay vì đã phản bội người Ả rập khi từ bỏ Baghdad thay vì chiến đàu tới cùng chống lại Hoa Kỳ.(BBC)
Người dân Iraq ăn mừng trên đường phố và nói rằng đó là một tin thật vui. Nhiều người bày tỏ hy vọng là đất nước họ sẽ trở nên yên bình hơn nay Saddam Hussein đã bị bắt.
Ông Ahmed Chalabi, một thành viên chủ chốt tại Hội đồng quản trị Iraq do Hoa Kỳ chỉ định, nói rằng ông trông đợi được thấy vị độc tài này phải ra trước tòa.
Và theo ông Chalabi, đây là một sự kiện có ý nghĩa lớn lao nhất cho người dân Iraq và cho cả vùng. Iraq đã thông qua luật về một tòa án đặc biệt chuyên xét xử những tội phạm chống lại nhân loại và bị cáo chính tại tòa án này sẽ là ông Saddam Hussein.
Phản ứng tại châu Âu
Thủ tướng Anh, ông Tony Blair, một trong hai lãnh tụ liên minh đã lật đổ chính quyền của ông Saddam Hussein, đã lên truyền hình phát biểu phản ứng của ông.
Ông nói rằng bóng đen của ông Saddam Hussein cuối cùng đã được xóa bỏ không còn đe dọa người dân Iraq nữa và nay là thời điểm để giang rộng cánh tay và hòa giải.
Các lãnh tụ châu Âu khác kể cả những nước phản đối cuộc chiến Iraq đều hoan nghênh tin này. Ngoại trưởng Pháp, de Villepin cho biết như Tổng thống Jacques Chirac đã nói họ vui mừng trước việc ông Saddam Hussein bị bắt.
Ông de Villepin nói đây là một bước tiến lớn trong cuộc khủng hoảng mà cộng đồng quốc tế đang quan ngại. Và đây là một biểu tượng lớn đối với người dân Iraq và nay họ nên hướng tới tương lai.
Thủ tướng Gerhart Schroeder của Đức nói ông hy vọng việc này sẽ giúp thêm cho các nỗ lực quốc tế trong việc tái thiết và ổn định Iraq.
Chủ tịch Ủy hội châu Âu, ông Romano Prodi bày tỏ hy vọng là sự kiện này sẽ giúp thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ tại Iraq và đây là kết cục hợp lý đối với bất kỳ một chế độ độ tài nào.
Ông Romano Prodi hy vọng là nó sẽ giúp đẩy nhanh hơn tiến trình đưa người dân Iraq tới dân chủ, và giúp chống lại nạn khủng bố quốc tế.
Tổng thư ký LHQ, ông Kofi Annan nói rằng việc bắt được ông Saddam Hussein là một cơ hội mới để đem lại ổn định cho một đất nước đã bị chiến tranh tàn phá.
Phản ứng từ các nước Ả rập và Hồi giáo
Nhiều quốc gia vùng Vịnh đã thúc giục ông Saddam Hussein hãy từ chức từ hồi đầu năm nay để tránh cảnh xảy ra hôm qua, đó là cảnh một cựu lãnh tụ Ả rập trông đầy bối rốn đang bị một sĩ quan quân y của Hoa Kỳ khám nghiệm.
Phản ứng tại thủ đô Cairo của Ai cập là khá thận trọng. Tổng thư ký liên đoàn Ả rập, Amr Musa nói rằng số phận của cựu lãnh tụ Iraq phải để cho người Iraq quyết định.
Tại Indonesia một nước Hồi giáo lớn có dân số đông nhất thế giới và một nước chỉ trích chính sách của Hoa Kỳ thì nói rằng việc bắt này là quá muộn và phát ngôn viên bộ Ngoại giao nói hy vọng nó sẽ thúc đẩy quá trình dân chủ.
Iran
Tin ông Saddam Hussein bị bắt đã được hoan nghênh tại nước láng giềng Iran, một đất nước đã có chiến tranh trong suốt tám năm trời với Iraq thời ông Saddam cầm quyền hồi những năm 80.
Mặc dù có thái độ thù nghịch và nghi ngờ đối với Hoa Kỳ, nhưng người dân Iran chẳng mấy cảm thông gì với vị cựu lãnh tụ của Iraq.
Phó Tổng thống Iran, ông Mohammed Ali Abtahi, nói rằng việc bắt được ông Saddam Hussein là một tin rất tốt đối với người dân Iran, Iraq và cả trong vùng vì những tội ác mà ông này đã làm trong suốt cuộc đời ông ta.
Khi được hỏi liệu nó có thể dẫn tới một làn sóng khủng bố mới hay không, ông Abtahi, cho biết nó có thể giúp mang lại sự ổn định và an ninh tại Iraq vì những sợ hãi và lo lắng của người dân được giảm bớt.
Vẫn theo ông Abtahi thì việc ông Saddam bị bắt không phải là một sự nhục nhã cho thế giới Ả rập và Hồi giáo vì ông Saddam Hussein không phải là người đại diện hay là biểu tượng của người Iraq, người Ả rập và người Hồi giáo mà là biểu tượng của tội ác và sự đàn áp.
Kuwait
Còn tại Kuwait, đất nước đã bị lực lượng của ông Saddam Hussein xâm chiếm hồi đầu những năm 90 thì chính phủ nước này miêu tả sự kiện này là một bước ngoặt đối với vận mệnh của cả Iraq và vùng Vịnh.
Trên đường phố người dân vui mừng chào đón tin này. Bộ trưởng Thông tin của Kuwait, ông Mohammed Abulhassan, nói rằng nay thì ông Saddam Hussein sẽ bị xét xử tại tòa về những tội ác tàn bạo của ông đối với người dân Iraq và Kuwait.
Một thành viên của lực lượng không quân Kuwait, tướng Saba al Sawaiddin giải thích tại sao nhiều người dân trên đường phố đang ăn mừng
Theo tướng Saba al Sawaiddin thì Kuwait đã phải chịu đựng quá nhiều, nhiều gia đình đã giết hại, tra tấn, mất mát tài sản và trở thành tị nạn trong nhiều tháng trời. Vì thế người ta vui mừng được thấy ông ta nay sẽ phải trả giá.
Israel
Còn tại Israel thì Saddam Hussein vốn nhiều năm nay là một mối đe dọa ngấm ngầm. Mục đích chính của cựu lãnh tụ Iraq khi theo đuổi hỏa tiễn tầm xa là nhắm vào Israel.
Nay Thủ tướng Israel, ông Ariel Sharon, nói việc bắt được ông Saddam Hussein là một ngày trọng đại cho thế giới dân chủ, cho những người đấu tranh vì tự do, công bằng và cho những người chống lại khủng bố.
Tổng thống Moshe Katzav thì miêu tả việc bắt giữ này là một tin tuyệt vời đối với Israel và đó là một bằng chứng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận một nhà nước độc tài hậu thuẫn cho nạn khủng bố quốc tế.
Palestine
Tuy nhiên đối với người Palestin thì một số vẫn nhìn nhận ông là một anh hùng của người Ả rập vì như một người Palestin được hỏi thì cảm giác của anh ta là khá lẫn lộn, nói rằng bắt được một nhà độc tài thì tốt nhưng đồng thời theo ông này nó cũng là một mất mát cho sự nghiệp của người Ả rập và Hồi giáo.
Syria
Tin này cũng đem lại cảm giác lẫn lộn, vừa không thể tin được, vừa mừng rỡ tại Syria. Mọi người cho rằng sẽ có kháng cự tới cùng, và không ai nghĩ rằng ông Saddam lại bị bắt sống và họ miêu tả việc ông bị quân y Hoa Kỳ lấy xét nghiệm là một sự nhục nhã đối với ông ta.
Tại Syria việc ông Saddam bị bắt được nhìn nhận như một bằng chứng rằng dù tỏ ra mạnh mẽ tới đâu thì các lãnh tụ Ả rập cũng không phải là vô địch.
Nhiều người Syria vui mừng vì nay ông ta sẽ bị đem ra xét xử và người Iraq có thể trở bước sang một trang mới. Nhưng cũng có những người mừng vì một lý do khác.
Họ nói Saddam là một kẻ hèn nhát xứng đáng chịu số phận hiện nay vì đã phản bội người Ả rập khi từ bỏ Baghdad thay vì chiến đàu tới cùng chống lại Hoa Kỳ.(BBC)