Saddam Hussein đã bị hạ bệ hoàn toàn
Bình luận viên Paul Reynolds của đài BBC nhận định đây là khoảnh khắc đặc biệt quan trọng về mặt tâm lý cho người dân Iraq, và cho quân Anh-Mỹ đang đóng ở đây cũng như toàn vùng Trung Đông.
Nó có nghĩa là Iraq có thể thật sự thoát khỏi thời đại Saddam – một thời đại không mang lại cho người Iraq vinh quang mà là nghèo đói, đàn áp và chiến tranh.
Đây cũng là khoảnh khắc mà liên quân đã tìm kiếm và trông đợi. Nó sẽ cho họ và những ngườI Iraq hợp tác một sự tự tin mớI vào nhiệm vụ tái thiết.
Đây cũng sẽ là cú sốc cho lực lượng chống đối ở Iraq, mà nhiều ngườI trong đó được cho là trung thành vớI Saddam.
Tất nhiên, chưa chắc chỉ riêng việc này sẽ phá vỡ hệ thống nổi dậy vì lực lượng này trang bị tốt. Chiến tranh du kích có thể tiếp diễn.
Nhưng nó cũng đặt ra vấn đề: phảI làm gì vớI Saddam Hussein? HộI đồng cai trị Iraq muốn đưa ông ta và các thành viên của chính quyền cũ ra xét xử bởi một tòa án Iraq.
Khả năng này có thể xảy ra.
Phiên tòa đặc biệt
Ông ta có thể bị án tử hình. Mới tuần trước, hội đồng cai trị Iraq thông báo một tòa án đặc biệt sẽ lập ra để xử các cựu thành viên chính quyền đảng Baath.
Thành viên hộI đồng, Ahmed Chalabi, nóI Saddam Hussein sẽ bị đưa ra tòa này nếu bị bắt.
Tòa án sẽ gồm ngườI Iraq. HộI đồng cai trị sẽ bổ nhiệm quan tòa.
Abdul al-Aziz al-Hakim, chủ tịch HộI đồng cai trị, nói:
“Tòa án này sẽ xử các vụ diệt chủng, tộI ác chống nhân loại và tộI ác chiến tranh phạm phảI từ ngày 17-7-1968 (khi Saddam cầm quyền) đến 1-5-2003 (khi ông sụp đổ).
Tòa án này sẽ xem xét chiến dịch chống ngườI Kurd thập niên 1980, vụ đàn áp cuộc nổi dậy của người Kurd và người Shia sau chiến tranh vùng Vịnh lần Một, tội ác trong các cuộc chiến chống Iran và Kuwait.
Nhưng một số nhóm nhân quyền nóI nên có một tòa án quốc tế (và không dùng đến án tử hình).
Gần đây, Kenneth Roth, giám độ́c điều hành của Human Rights Watch, nóI:
“Vì nhân sự là do Liên Hiệp Quốc chọn ra, nên một tòa quốc tế có thể được coi là hợp pháp hơn. Và vì nó có thể quy tụ ngườI từ nhiều nước, ta sẽ có những bồI thẩm đoàn kinh nghiệm và công minh hơn.”
Dân chúng Iraq ăn mừng trước tin Saddam Hussein bị bắt
Sùng bái cá nhân
Cần nhớ trong 25 năm trị vì, Saddam Hussein đã thống trị mọi ṃăt ở Iraq ra sao.
Uy quyền và sự tàn bạo đã xóa sạch không khí chính trị bình thường, để tinh thần sùng bái cá nhân chiếm ưu thế và chiến tranh nổ ra chống lại chính người dân nước ông và các láng giềng.
Saddam Hussein thực hiện chương trình vũ khí sinh hóa và, nếu không bị ngăn chặn, có thể giúp ông có bom hạt nhân.
Mặc dù cuộc xâm lấn do Hoa Kỳ dẫn đầu đã lật đổ ông, nhưng vẫn chưa xóa bỏ toàn bộ ảnh hưởng của Saddam. Bóng vía ông vẫn quanh quẩn đờI sống ngườI dân Iraq như bóng ma trong vở kịch của Shakespeare.
Việc ông bị bắt có lẽ chỉ là vấn đề thời gian. Đặc biệt khi hai con trai ông, Uday và Qusay, thiệt mạng hồi tháng Bảy tạI Mosul.
Điều ngạc nhiên duy nhất là ông đã bị bắt mà không bị giết.
Điều đáng chú ý trong cáI chết của Uday và Qusay không chỉ là quyết định giết họ của quân Mỹ mà còn là hoàn cảnh xung quanh lần họ đến ngôi nhà mà sau đó sẽ là nơi họ bị phát hiện.
Theo người dân láng giềng, họ đến ngôi nhà này một ngày nọ và nhờ giúp. Người chủ, có quan hệ mật thiết với gia đình Hussein, cho họ vào.
Nhưng sau đó, theo các tường thuật, ai đó đã báo tin để mong được thưởng khoản tiền 15 triệu đôla cho mỗi người con Saddam.
Những sự kiện này cho thấy các con của Saddam không chuẩn bị cho việc lẩn trốn lâu dàI.
Nếu điều đó đúng vớI các con trai, thì nó có lẽ cũng đúng với ông bố. Khoản tiền để bắt ông là 25 triệu đôla. Ông cũng ở trong hoàn cảnh mong manh.
Ông có thể trốn trong một khoảng thời gian, nhưng không thể trốn mãI mãi.(BBC)
Bình luận viên Paul Reynolds của đài BBC nhận định đây là khoảnh khắc đặc biệt quan trọng về mặt tâm lý cho người dân Iraq, và cho quân Anh-Mỹ đang đóng ở đây cũng như toàn vùng Trung Đông.
Nó có nghĩa là Iraq có thể thật sự thoát khỏi thời đại Saddam – một thời đại không mang lại cho người Iraq vinh quang mà là nghèo đói, đàn áp và chiến tranh.
Đây cũng là khoảnh khắc mà liên quân đã tìm kiếm và trông đợi. Nó sẽ cho họ và những ngườI Iraq hợp tác một sự tự tin mớI vào nhiệm vụ tái thiết.
Đây cũng sẽ là cú sốc cho lực lượng chống đối ở Iraq, mà nhiều ngườI trong đó được cho là trung thành vớI Saddam.
Tất nhiên, chưa chắc chỉ riêng việc này sẽ phá vỡ hệ thống nổi dậy vì lực lượng này trang bị tốt. Chiến tranh du kích có thể tiếp diễn.
Nhưng nó cũng đặt ra vấn đề: phảI làm gì vớI Saddam Hussein? HộI đồng cai trị Iraq muốn đưa ông ta và các thành viên của chính quyền cũ ra xét xử bởi một tòa án Iraq.
Khả năng này có thể xảy ra.
Phiên tòa đặc biệt
Ông ta có thể bị án tử hình. Mới tuần trước, hội đồng cai trị Iraq thông báo một tòa án đặc biệt sẽ lập ra để xử các cựu thành viên chính quyền đảng Baath.
Thành viên hộI đồng, Ahmed Chalabi, nóI Saddam Hussein sẽ bị đưa ra tòa này nếu bị bắt.
Tòa án sẽ gồm ngườI Iraq. HộI đồng cai trị sẽ bổ nhiệm quan tòa.
Abdul al-Aziz al-Hakim, chủ tịch HộI đồng cai trị, nói:
“Tòa án này sẽ xử các vụ diệt chủng, tộI ác chống nhân loại và tộI ác chiến tranh phạm phảI từ ngày 17-7-1968 (khi Saddam cầm quyền) đến 1-5-2003 (khi ông sụp đổ).
Tòa án này sẽ xem xét chiến dịch chống ngườI Kurd thập niên 1980, vụ đàn áp cuộc nổi dậy của người Kurd và người Shia sau chiến tranh vùng Vịnh lần Một, tội ác trong các cuộc chiến chống Iran và Kuwait.
Nhưng một số nhóm nhân quyền nóI nên có một tòa án quốc tế (và không dùng đến án tử hình).
Gần đây, Kenneth Roth, giám độ́c điều hành của Human Rights Watch, nóI:
“Vì nhân sự là do Liên Hiệp Quốc chọn ra, nên một tòa quốc tế có thể được coi là hợp pháp hơn. Và vì nó có thể quy tụ ngườI từ nhiều nước, ta sẽ có những bồI thẩm đoàn kinh nghiệm và công minh hơn.”
Dân chúng Iraq ăn mừng trước tin Saddam Hussein bị bắt
Sùng bái cá nhân
Cần nhớ trong 25 năm trị vì, Saddam Hussein đã thống trị mọi ṃăt ở Iraq ra sao.
Uy quyền và sự tàn bạo đã xóa sạch không khí chính trị bình thường, để tinh thần sùng bái cá nhân chiếm ưu thế và chiến tranh nổ ra chống lại chính người dân nước ông và các láng giềng.
Saddam Hussein thực hiện chương trình vũ khí sinh hóa và, nếu không bị ngăn chặn, có thể giúp ông có bom hạt nhân.
Mặc dù cuộc xâm lấn do Hoa Kỳ dẫn đầu đã lật đổ ông, nhưng vẫn chưa xóa bỏ toàn bộ ảnh hưởng của Saddam. Bóng vía ông vẫn quanh quẩn đờI sống ngườI dân Iraq như bóng ma trong vở kịch của Shakespeare.
Việc ông bị bắt có lẽ chỉ là vấn đề thời gian. Đặc biệt khi hai con trai ông, Uday và Qusay, thiệt mạng hồi tháng Bảy tạI Mosul.
Điều ngạc nhiên duy nhất là ông đã bị bắt mà không bị giết.
Điều đáng chú ý trong cáI chết của Uday và Qusay không chỉ là quyết định giết họ của quân Mỹ mà còn là hoàn cảnh xung quanh lần họ đến ngôi nhà mà sau đó sẽ là nơi họ bị phát hiện.
Theo người dân láng giềng, họ đến ngôi nhà này một ngày nọ và nhờ giúp. Người chủ, có quan hệ mật thiết với gia đình Hussein, cho họ vào.
Nhưng sau đó, theo các tường thuật, ai đó đã báo tin để mong được thưởng khoản tiền 15 triệu đôla cho mỗi người con Saddam.
Những sự kiện này cho thấy các con của Saddam không chuẩn bị cho việc lẩn trốn lâu dàI.
Nếu điều đó đúng vớI các con trai, thì nó có lẽ cũng đúng với ông bố. Khoản tiền để bắt ông là 25 triệu đôla. Ông cũng ở trong hoàn cảnh mong manh.
Ông có thể trốn trong một khoảng thời gian, nhưng không thể trốn mãI mãi.(BBC)