Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ý cho biết các nguyên thủ Âu châu đã không đạt được thống nhất về bản Hiến pháp mới của châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra ở Brussels, Bỉ.
Phát ngôn nhân này cũng nói lãnh đạo các nước sẽ tiếp tục cuộc thảo luận về chủ đề này trong năm sau tại một cuộc họp khác.
Trước đó, Thủ tướng Ý Sylvio Berlusconi, đương kim chủ tịch Liên hiệp châu Âu, đã hé mở rằng có 4 phương án để giải quyết bất đồng xung quanh việc chia sẻ quyền lực và quyền bỏ phiếu tại Liên hiệp châu Âu khi khối này mở rộng từ 15 ra 25 quốc gia vào năm 2004.
Ngoại trưởng Ba Lan Wlodzimierz Cimoszewicz thì tái khẳng định rằng Ba Lan cũng như Tây Ban Nha kiên quyết phản đối đề xuất cắt giảm quyền bầu cử tại Liên hiệp của các nước cỡ nhỏ và vừa.
Hai nước này được trao số phiếu khá lớn trong một Hiệp ước ký tại Nice ba năm trước, một quyết định mà Pháp và Đức muốn thay đổi để phản ánh trung thực số dân của các nước.
Thỏa thuận Nice về mở rộng châu Âu mang lại cho Tây Ban Nha và Ba Lan số phiếu gần bằng Đức, tuy dân số thì ít hơn nhiều.
Vác-sa-va và Madrid nói đề xuất Hiến pháp mới đi ngược lại với thỏa thuận nói trên và như vậy giảm thiểu quyền lợi của hai nước nên không thể chấp nhận được.(BBC)
Phát ngôn nhân này cũng nói lãnh đạo các nước sẽ tiếp tục cuộc thảo luận về chủ đề này trong năm sau tại một cuộc họp khác.
Trước đó, Thủ tướng Ý Sylvio Berlusconi, đương kim chủ tịch Liên hiệp châu Âu, đã hé mở rằng có 4 phương án để giải quyết bất đồng xung quanh việc chia sẻ quyền lực và quyền bỏ phiếu tại Liên hiệp châu Âu khi khối này mở rộng từ 15 ra 25 quốc gia vào năm 2004.
Ngoại trưởng Ba Lan Wlodzimierz Cimoszewicz thì tái khẳng định rằng Ba Lan cũng như Tây Ban Nha kiên quyết phản đối đề xuất cắt giảm quyền bầu cử tại Liên hiệp của các nước cỡ nhỏ và vừa.
Hai nước này được trao số phiếu khá lớn trong một Hiệp ước ký tại Nice ba năm trước, một quyết định mà Pháp và Đức muốn thay đổi để phản ánh trung thực số dân của các nước.
Thỏa thuận Nice về mở rộng châu Âu mang lại cho Tây Ban Nha và Ba Lan số phiếu gần bằng Đức, tuy dân số thì ít hơn nhiều.
Vác-sa-va và Madrid nói đề xuất Hiến pháp mới đi ngược lại với thỏa thuận nói trên và như vậy giảm thiểu quyền lợi của hai nước nên không thể chấp nhận được.(BBC)