Tổng thống Bush đã lên tiếng bảo vệ quyết định ngăn chặn công ty của các quốc gia đã phản đối chiến tranh Iraq tham gia đấu thầu tái thiết Iraq.
Sau những chỉ trích mạnh mẽ từ Liên Hiệp Châu Âu và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, tổng thống Bush nói hợp đồng phải được trao cho những nước đã sẵn sàng hy sinh tính mạng công dân họ trong cuộc chiến.
"Người dân Hoa Kỳ, những người đóng thuế cho chính phủ hiểu tại sao đó là điều hợp lý khi các hợp đồng ở Iraq sẽ được trao cho các quốc gia, vốn đã không ngại ngần khi đưa quân tới Iraq."
"Đó là điều rất đơn giản, người dân chúng tôi đã chấp nhận rủi ro sinh mạng, những nước đồng minh thân thiện với chúng tôi đã chấp nhận rủi ro sinh mạng và các hợp đồng tại Iraq sẽ phản ánh điều này."
Hiển nhiên là người dân Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ông tổng thống và dĩ nhiên họ sẽ không vận động để cho Pháp, Đức hay bất kỳ quốc gia chống chiến tranh có tiếng nào được tham gia hợp đồng tái thiết Iraq.
Tuy nhiên, ngay cả những người ủng hộ tổng thống Bush nhiệt thành nhất cũng tin rằng Nhà trắng đã không khéo léo trong xử lý vấn đề và đã gây ra những tranh cãi không cần thiết.
Thế nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy Nhà trắng có thể sẽ thay đổi ý kiến. Thủ tướng Canada Jean Chretien nói rằng tổng thống Bush đã điện thoại cho ông và khẳng định rằng các công ty Canada sẽ không bị loại khỏi cuộc chơi.
Phản ứng bất bình
Lầu Năm góc và một số cơ quan khác của chính phủ ông Bush cho rằng quyết định của họ sẽ khuyến khích các nước tham gia nhiệt tình hơn vào liên quân do Mỹ cầm đầu trong các vụ việc tương lai.
Thế nhưng phản ứng của các quốc gia bị cấm cửa trong các hợp đồng tái thiết Iraq thì không được như trông đợi. Thậm chí chính Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng đã phải lên tiếng không hài lòng.
Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ thì cảnh báo rằng thông điệp mà chính phủ gửi đi sẽ không mang lại hỗ trợ của quốc tế.
Hiện đang có khoảng sáu chục nước có đủ điều kiện để tham gia 26 hợp đồng đang được mang ra đấu thầu với tổng trị giá 18.6 tỷ đôla.
Các quan chức Lầu Năm góc nói quy định đấu thầu đã được thống nhất với các bộ phận khác trong chính phủ Hoa Kỳ và được các luật sư kiểm tra kỹ lưỡng.
Họ cũng chỉ ra là các quy định này không áp dụng cho những dự án do Ngân hàng Thế giới, Liên hiệp quốc và các tổ chức đa quốc gia khác chủ trì để tái kiến thiết Iraq.(BBC)
Sau những chỉ trích mạnh mẽ từ Liên Hiệp Châu Âu và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, tổng thống Bush nói hợp đồng phải được trao cho những nước đã sẵn sàng hy sinh tính mạng công dân họ trong cuộc chiến.
"Người dân Hoa Kỳ, những người đóng thuế cho chính phủ hiểu tại sao đó là điều hợp lý khi các hợp đồng ở Iraq sẽ được trao cho các quốc gia, vốn đã không ngại ngần khi đưa quân tới Iraq."
"Đó là điều rất đơn giản, người dân chúng tôi đã chấp nhận rủi ro sinh mạng, những nước đồng minh thân thiện với chúng tôi đã chấp nhận rủi ro sinh mạng và các hợp đồng tại Iraq sẽ phản ánh điều này."
Hiển nhiên là người dân Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ông tổng thống và dĩ nhiên họ sẽ không vận động để cho Pháp, Đức hay bất kỳ quốc gia chống chiến tranh có tiếng nào được tham gia hợp đồng tái thiết Iraq.
Tuy nhiên, ngay cả những người ủng hộ tổng thống Bush nhiệt thành nhất cũng tin rằng Nhà trắng đã không khéo léo trong xử lý vấn đề và đã gây ra những tranh cãi không cần thiết.
Thế nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy Nhà trắng có thể sẽ thay đổi ý kiến. Thủ tướng Canada Jean Chretien nói rằng tổng thống Bush đã điện thoại cho ông và khẳng định rằng các công ty Canada sẽ không bị loại khỏi cuộc chơi.
Phản ứng bất bình
Lầu Năm góc và một số cơ quan khác của chính phủ ông Bush cho rằng quyết định của họ sẽ khuyến khích các nước tham gia nhiệt tình hơn vào liên quân do Mỹ cầm đầu trong các vụ việc tương lai.
Thế nhưng phản ứng của các quốc gia bị cấm cửa trong các hợp đồng tái thiết Iraq thì không được như trông đợi. Thậm chí chính Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng đã phải lên tiếng không hài lòng.
Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ thì cảnh báo rằng thông điệp mà chính phủ gửi đi sẽ không mang lại hỗ trợ của quốc tế.
Hiện đang có khoảng sáu chục nước có đủ điều kiện để tham gia 26 hợp đồng đang được mang ra đấu thầu với tổng trị giá 18.6 tỷ đôla.
Các quan chức Lầu Năm góc nói quy định đấu thầu đã được thống nhất với các bộ phận khác trong chính phủ Hoa Kỳ và được các luật sư kiểm tra kỹ lưỡng.
Họ cũng chỉ ra là các quy định này không áp dụng cho những dự án do Ngân hàng Thế giới, Liên hiệp quốc và các tổ chức đa quốc gia khác chủ trì để tái kiến thiết Iraq.(BBC)