Dùng lý do an ninh quốc phòng, thứ trưởng quốc phòng, ông Paul Wolfowitz nói cần thiết phải hạn chế hợp đồng, chỉ ưu tiên cho Hoa Kỳ, Iraq và những nước ủng hộ cuộc chiến
Washington từ lâu nay đã cảnh báo những nước không ủng hộ cuộc chiến tại Iraq là họ sẽ bị thiệt thòi sau khi cuộc chiến chấm dứt, đó cũng là lúc Hoa Kỳ sẽ phân chia các công việc tái thiết Iraq.
Các công ty của Pháp và Đức sẽ là những nước bị thiệt thòi nặng nhất vì chính quyền hai nước này đã phản đối một cách kịch liệt cuộc chiến của Mỹ tại Iraq.
Tuyên bố trên của Mỹ đã được xác nhận bằng các in ấn những chỉ dẫn do ông Paul Wolfowitz, phó thư ký quốc phòng Mỹ đưa ra.
Bộ tài liệu này lên danh sách 63 nước được quyền tham gia cạnh tranh giành 26 hợp đồng chính trị giá trên 18 tỉ đô la.
Không có tên trong danh sách là những nước đã phản đối cuộc chiến, bao gồm Pháp, Đức và Nga.
Pháp, Đức và Canada chỉ trích Hoa Kỳ
Pháp, Đức và Canada đã từng hợp lại chống cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, nay họ cùng nhau lên tiếng phản đối trong giận dữ quyết định của Hoa Kỳ không cho phép những nước này tham gia đấu thầu những hợp đồng tái thiết Iraq.
Canada nói quyết định này không chấp nhận được vì Canada đã hứa đóng góp tiền cho kế hoạch tái thiết.
Đức mô tả sự kiện này là thiếu tính hữu nghị. Và Pháp thì cho biết là đang nghiên cứu tính hợp pháp của quyết định này.
Mặc dù đạt được một số tiến bộ trong việc nối lại sự phân chia chính trị do cuộc chiến tại Iraq gây ra, Mỹ đã không mấy thành công trong việc thuyết phục các nước khác hỗ trợ phần nào về tài chính và quân sự để tái thiết Iraq.
Thượng nghị sĩ Joseph Biden thuộc đảng dân chủ nói loại những nước phản đối cuộc chiến ra khỏi sự đấu thầu các hợp đồng lớn nhất sẽ không mang lại gì tốt cho vấn đề an ninh mà Mỹ rất quan tâm tại Iraq.
Trái lại nó sẽ làm các nước Mỹ cần sự giúp đỡ ngày càng xa lánh Hoa Kỳ hơn.
Các công ty Iraq chưa bị loại ra cuộc đấu thầu này nhưng các thương gia người Iraq tham gia hội nghị tại Jordan phàn nàn là họ vẫn chưa được giao phó những công việc trong các kế hoạch tái thiết chính.
Và phần lớn các kế hoạch này tất nhiên được dành cho các công ty của Mỹ. (BBC)
Washington từ lâu nay đã cảnh báo những nước không ủng hộ cuộc chiến tại Iraq là họ sẽ bị thiệt thòi sau khi cuộc chiến chấm dứt, đó cũng là lúc Hoa Kỳ sẽ phân chia các công việc tái thiết Iraq.
Các công ty của Pháp và Đức sẽ là những nước bị thiệt thòi nặng nhất vì chính quyền hai nước này đã phản đối một cách kịch liệt cuộc chiến của Mỹ tại Iraq.
Tuyên bố trên của Mỹ đã được xác nhận bằng các in ấn những chỉ dẫn do ông Paul Wolfowitz, phó thư ký quốc phòng Mỹ đưa ra.
Bộ tài liệu này lên danh sách 63 nước được quyền tham gia cạnh tranh giành 26 hợp đồng chính trị giá trên 18 tỉ đô la.
Không có tên trong danh sách là những nước đã phản đối cuộc chiến, bao gồm Pháp, Đức và Nga.
Pháp, Đức và Canada chỉ trích Hoa Kỳ
Pháp, Đức và Canada đã từng hợp lại chống cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, nay họ cùng nhau lên tiếng phản đối trong giận dữ quyết định của Hoa Kỳ không cho phép những nước này tham gia đấu thầu những hợp đồng tái thiết Iraq.
Canada nói quyết định này không chấp nhận được vì Canada đã hứa đóng góp tiền cho kế hoạch tái thiết.
Đức mô tả sự kiện này là thiếu tính hữu nghị. Và Pháp thì cho biết là đang nghiên cứu tính hợp pháp của quyết định này.
Mặc dù đạt được một số tiến bộ trong việc nối lại sự phân chia chính trị do cuộc chiến tại Iraq gây ra, Mỹ đã không mấy thành công trong việc thuyết phục các nước khác hỗ trợ phần nào về tài chính và quân sự để tái thiết Iraq.
Thượng nghị sĩ Joseph Biden thuộc đảng dân chủ nói loại những nước phản đối cuộc chiến ra khỏi sự đấu thầu các hợp đồng lớn nhất sẽ không mang lại gì tốt cho vấn đề an ninh mà Mỹ rất quan tâm tại Iraq.
Trái lại nó sẽ làm các nước Mỹ cần sự giúp đỡ ngày càng xa lánh Hoa Kỳ hơn.
Các công ty Iraq chưa bị loại ra cuộc đấu thầu này nhưng các thương gia người Iraq tham gia hội nghị tại Jordan phàn nàn là họ vẫn chưa được giao phó những công việc trong các kế hoạch tái thiết chính.
Và phần lớn các kế hoạch này tất nhiên được dành cho các công ty của Mỹ. (BBC)