Hội nghị thượng đỉnh các nước thuộc khối Thịnh vượng chung đã bước sang ngày thứ hai tại thủ đô Abuja của Nigeria.
Trong phiên họp chính lãnh đạo các nước thảo luận với nhau về cuộc chiến chống bệnh AIDS và các phương cách thúc đẩy đàm phán thương mại thế giới.
Một ủy ban gồm đại diện sáu quốc gia thành viên thì đang tìm cách để giải quyết những bất đồng trong khối xung quanh việc khai trừ Zimbabwe. Phóng viên BBC Barnaby Mason hiện có mặt tại Abuja cho biết rằng ủy ban này cũng có nhiệm vụ làm sao để những bất đồng này không biến thành rạn nứt trong khối vì lý do chủng tộc.
Vấn đề Zimbabwe
Một số quốc gia thành viên nói đối thoại thay vì cô lập là cách thức duy nhất để cải thiện tình hình ở Zimbabwe và cũng biểu lộ sự tức giận về cái mà họ gọi là “tâm lý thuộc địa hóa” ở một số nước thành viên có đại đa số là người da trắng.
Ủy ban sáu bên được hạn trong ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật phải đưa ra được một cơ chế để theo dõi tình hình Zimbabwe và có thể tái nhập nước này vào khối trong hai năm tới.
Hôm thứ Sáu vừa qua Thủ tướng Anh Tony Blair nói ông nghĩ rằng cần giữ Zimbabwe ở ngoài khối trong thời gian hiện nay, thế nhưng nay thì phát ngôn nhân của ông Blair lại nói Anh quốc không muốn chặn trước các thảo luận của Ủy ban.
Trong khi đó, Tổng thư ký của Khối thịnh vượng chung Don McKinnon, tuyên bố ông tin tưởng một giải pháp về Zimbabwe sẽ được đưa ra sớm.
Ông McKinnon nói rằng những người tham gia ủy ban sáu bên này đều là các lãnh đạo chính trị có kinh nghiệm. Họ có khả năng đưa ra một nghị quyết, một giải pháp mà ông tin rằng các nước còn lại trong khối sẽ dễ dàng chấp thuận.
Ngoài vấn đề Zimbabwe thì tại phiên họp chính, các nguyên thủ đã thảo luận các biện pháp thiết thực để giúp các quốc gia chống lại nạn khủng bố. Lãnh đạo hai nước giàu là Australia và Canada đã kêu gọi Hoa Kỳ và Âu châu cắt giảm hỗ trợ nông nghiệp để giúp các nhà xuất khẩu nông sản tại các nước đang phát triển. (BBC)
Trong phiên họp chính lãnh đạo các nước thảo luận với nhau về cuộc chiến chống bệnh AIDS và các phương cách thúc đẩy đàm phán thương mại thế giới.
Một ủy ban gồm đại diện sáu quốc gia thành viên thì đang tìm cách để giải quyết những bất đồng trong khối xung quanh việc khai trừ Zimbabwe. Phóng viên BBC Barnaby Mason hiện có mặt tại Abuja cho biết rằng ủy ban này cũng có nhiệm vụ làm sao để những bất đồng này không biến thành rạn nứt trong khối vì lý do chủng tộc.
Vấn đề Zimbabwe
Một số quốc gia thành viên nói đối thoại thay vì cô lập là cách thức duy nhất để cải thiện tình hình ở Zimbabwe và cũng biểu lộ sự tức giận về cái mà họ gọi là “tâm lý thuộc địa hóa” ở một số nước thành viên có đại đa số là người da trắng.
Ủy ban sáu bên được hạn trong ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật phải đưa ra được một cơ chế để theo dõi tình hình Zimbabwe và có thể tái nhập nước này vào khối trong hai năm tới.
Hôm thứ Sáu vừa qua Thủ tướng Anh Tony Blair nói ông nghĩ rằng cần giữ Zimbabwe ở ngoài khối trong thời gian hiện nay, thế nhưng nay thì phát ngôn nhân của ông Blair lại nói Anh quốc không muốn chặn trước các thảo luận của Ủy ban.
Trong khi đó, Tổng thư ký của Khối thịnh vượng chung Don McKinnon, tuyên bố ông tin tưởng một giải pháp về Zimbabwe sẽ được đưa ra sớm.
Ông McKinnon nói rằng những người tham gia ủy ban sáu bên này đều là các lãnh đạo chính trị có kinh nghiệm. Họ có khả năng đưa ra một nghị quyết, một giải pháp mà ông tin rằng các nước còn lại trong khối sẽ dễ dàng chấp thuận.
Ngoài vấn đề Zimbabwe thì tại phiên họp chính, các nguyên thủ đã thảo luận các biện pháp thiết thực để giúp các quốc gia chống lại nạn khủng bố. Lãnh đạo hai nước giàu là Australia và Canada đã kêu gọi Hoa Kỳ và Âu châu cắt giảm hỗ trợ nông nghiệp để giúp các nhà xuất khẩu nông sản tại các nước đang phát triển. (BBC)