Một cách phục vụ của tuổi già đau bệnh
Khi càng cảm thấy mình xuống sức, tôi càng thấy mình được dẫn vào một con đường sống chưa quen. Chưa quen, không muốn quen, nhưng bắt buộc phải quen, thế rồi cũng dần dần quen.
Bây giờ tôi thấy: Con đường không quen ấy có những cái đẹp, như cảnh biển chưa từng thấy, như những thân thiết chưa từng hưởng.
Phải nói ngay là chính nhờ đức tin. Đức tin giúp tôi có những chấp nhận mới và những thực hiện mới.
Những chấp nhận mới.
Tuổi càng cao, sức càng yếu, bệnh càng kéo dài, đau đớn càng tăng, đó là những yếu tố làm nên một tình trạng đi xuống của cuộc đời.
Trong tình trạng như thế, tôi cảm thấy rất rõ những giới hạn, mà trước đây mình chỉ biết bằng lý thuyết.
Có đủ thư giới hạn.
Trước hết là những giới hạn về thể xác . Thí dụ chân đi không còn vững, sức đi không được xa. Tim mạch không chịu nổi những xúc động như trước. Hệ thống thần kinh đôi lúc rối loạn.
Những hạn chế về thể xác đưa tới hạn chế về tinh thần . Suy nghĩ chóng mệt mỏi, trí khôn như bớt dần sáng suốt. Phân định như không còn nhạy bén. Khả năng sáng tạo ngưng lại.Những hạn chế về thể xác và tinh thần dẫn đến hạn chế về công việc.
Nhiều công việc phải hoãn lại, nhiều nhiệm vụ phải rút vắn, nhiều tiếp xúc phải huỷ bỏ.
Theo đó là hạn chế về khả năng sử dụng thời giờ . Trước đây kéo dài thời giờ đọc sách từ tối tới nửa đêm là chuyện thường, nay phải hạn chế. Trước đây ngồi viết suốt buổi là một niềm vui nhẹ nhàng, nay không thể chịu nổi, nếu không hạn chế lại.
Chỉ vài thứ hạn chế như trên cũng đủ ảnh hưởng đến hiệu năng chức vụ. Hiệu năng bị hạn chế . Có lúc như nhỏ giọt. Có lúc như hạn hán.
Các giới hạn đẻ sinh thêm giới hạn. Tới một lúc nào đó, các giới hạn sẽ đẩy con người vào một cõi quạnh hiu.
Với đức tin, cõi quạnh hiu này là một cảnh êm đềm. Vắng mà không buồn không thiếu. Bởi vì con người sống đức tin sẽ cảm được một sự hiện diện thân mật nồng thắm của Thiên Chúa giàu lòng thương xót.
Với sự hiện diện thiêng liêng này, con người sẽ thấy cuộc đời không thể nào không phải đối mặt với những sự chết nhỏ luôn luôn đi kèm. Điều quan trọng là thái độ của mình đối với những cái chết đó.
Gọi là chết đi, khi đụng vào những giới hạn. Nhưng nếu con người bị giới hạn cái này, mà biết mở sang cái kia tốt hơn, thì mọi sự chết đi thường ngày sẽ mang đến một sự sống mới.
Riêng tôi, lúc này, tôi hay suy gẫm Lời Chúa phán xưa về hạt lúa: “Thật, Thầy bảo thật các con. Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không thối đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24).
Tôi hiểu người môn đệ Chúa sẽ phải chết đi, không phải chỉ lúc tắt thở cuối đời, nhưng sẽ phải chết đi mỗi ngày. Không những phải chết đi cho những gì là tội lỗi, mà cũng phải chết đi cho những gì gọi được là để hy sinh, để thanh luyện, để đền tội, để cải hoá, để tái sinh, nhất là để trở thành của lễ thánh thiện, góp phần vào của lễ cứu độ của Đấng Cứu thế.
Với những thái độ như trên trước những giới hạn giống như sự chết, thiết tưởng người đau bệnh già yếu còn được mời gọi thực hiện những gì còn có thể thực hiện được trong thực tế giới hạn của mình.
Những thực hiện mới.
Nhiều khi chúng ta, người khoẻ mạnh cũng như người đau bệnh thích được nghe Lời Chúa. Nghe Lời Chúa là việc tốt. Nhưng việc quan trọng hơn, đó là thực hiện Lời Chúa.
Chúa Giêsu quả quyết: “Ai đến với Thầy, và nghe lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho các con biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người, khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc. Còn ai nghe mà không thực hành, thì ví như người xây nhà ngay mặt đất, không nền móng. Nước sông ùa vào, nhà sụp đổ và bị phá huỷ tan tành” (Lc 6,47-49).
Rõ ràng Chúa muốn người thực hiện hơn người nghe.
Với chứng hạn chế của bệnh tật và tuổi tác, nếu tôi tưởng sẽ thực hiện nổi mọi việc tốt như thời còn trẻ, thì sẽ là ảo tưởng. Nhưng tôi sẽ là người thực tế lành mạnh, khi tôi biết quyết tâm thực hiện những việc trong những giới hạn của tôi.
Thí dụ những việc thực hiện mới sau đây. Thực ra, những thực hiện này vốn có, nhưng nay gọi là mới, do nhận thức mới hơn, và với thái độ nội tâm mới hơn.
1/ Sám hối và cầu nguyện hơn trước. Tất nhiên là dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
2/ Làm nhiều việc lành nhỏ hơn trước, nhưng với tình mến tối đa.
3/ Luôn nhớ mình là kẻ rất tội lỗi, nhưng được Chúa xót thương. Để từ kinh nghiệm sống động bản thân sẽ làm chứng cho Thiên Chúa giàu tình yêu thương xót.
3/ Biến con người của mình thành thánh lễ sống động suốt đời, nhờ tình yêu thường xuyên và thánh giá triền miên, để phục vụ Hội Thánh và đồng bào một kiểu khác trước.
Thỉnh thoảng, lời Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô xưa lại văng vẳng bên lòng tôi: “Thật, Thầy bảo thật cho con biết: Lúc còn trẻ, con tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng cho và dẫn con đến nơi chẳng muốn” (Ga 21,18).
Với những lời Chúa phán trên đây, tôi hiểu về một sự yếu đuối nặng nề với nhiều mặt khác nhau.
Trước viễn cảnh đó, tôi phải cố gắng làm những gì có thể. Xem lúc này và tại đây còn làm được gì thì ráng làm. Bởi vì chỉ lúc này và tại đây, tôi mới được gọi và sai đi, mặc dù với nhiều giới hạn.
Khi càng cảm thấy mình xuống sức, tôi càng thấy mình được dẫn vào một con đường sống chưa quen. Chưa quen, không muốn quen, nhưng bắt buộc phải quen, thế rồi cũng dần dần quen.
Bây giờ tôi thấy: Con đường không quen ấy có những cái đẹp, như cảnh biển chưa từng thấy, như những thân thiết chưa từng hưởng.
Phải nói ngay là chính nhờ đức tin. Đức tin giúp tôi có những chấp nhận mới và những thực hiện mới.
Những chấp nhận mới.
Tuổi càng cao, sức càng yếu, bệnh càng kéo dài, đau đớn càng tăng, đó là những yếu tố làm nên một tình trạng đi xuống của cuộc đời.
Trong tình trạng như thế, tôi cảm thấy rất rõ những giới hạn, mà trước đây mình chỉ biết bằng lý thuyết.
Có đủ thư giới hạn.
Trước hết là những giới hạn về thể xác . Thí dụ chân đi không còn vững, sức đi không được xa. Tim mạch không chịu nổi những xúc động như trước. Hệ thống thần kinh đôi lúc rối loạn.
Những hạn chế về thể xác đưa tới hạn chế về tinh thần . Suy nghĩ chóng mệt mỏi, trí khôn như bớt dần sáng suốt. Phân định như không còn nhạy bén. Khả năng sáng tạo ngưng lại.Những hạn chế về thể xác và tinh thần dẫn đến hạn chế về công việc.
Nhiều công việc phải hoãn lại, nhiều nhiệm vụ phải rút vắn, nhiều tiếp xúc phải huỷ bỏ.
Theo đó là hạn chế về khả năng sử dụng thời giờ . Trước đây kéo dài thời giờ đọc sách từ tối tới nửa đêm là chuyện thường, nay phải hạn chế. Trước đây ngồi viết suốt buổi là một niềm vui nhẹ nhàng, nay không thể chịu nổi, nếu không hạn chế lại.
Chỉ vài thứ hạn chế như trên cũng đủ ảnh hưởng đến hiệu năng chức vụ. Hiệu năng bị hạn chế . Có lúc như nhỏ giọt. Có lúc như hạn hán.
Các giới hạn đẻ sinh thêm giới hạn. Tới một lúc nào đó, các giới hạn sẽ đẩy con người vào một cõi quạnh hiu.
Với đức tin, cõi quạnh hiu này là một cảnh êm đềm. Vắng mà không buồn không thiếu. Bởi vì con người sống đức tin sẽ cảm được một sự hiện diện thân mật nồng thắm của Thiên Chúa giàu lòng thương xót.
Với sự hiện diện thiêng liêng này, con người sẽ thấy cuộc đời không thể nào không phải đối mặt với những sự chết nhỏ luôn luôn đi kèm. Điều quan trọng là thái độ của mình đối với những cái chết đó.
Gọi là chết đi, khi đụng vào những giới hạn. Nhưng nếu con người bị giới hạn cái này, mà biết mở sang cái kia tốt hơn, thì mọi sự chết đi thường ngày sẽ mang đến một sự sống mới.
Riêng tôi, lúc này, tôi hay suy gẫm Lời Chúa phán xưa về hạt lúa: “Thật, Thầy bảo thật các con. Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không thối đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24).
Tôi hiểu người môn đệ Chúa sẽ phải chết đi, không phải chỉ lúc tắt thở cuối đời, nhưng sẽ phải chết đi mỗi ngày. Không những phải chết đi cho những gì là tội lỗi, mà cũng phải chết đi cho những gì gọi được là để hy sinh, để thanh luyện, để đền tội, để cải hoá, để tái sinh, nhất là để trở thành của lễ thánh thiện, góp phần vào của lễ cứu độ của Đấng Cứu thế.
Với những thái độ như trên trước những giới hạn giống như sự chết, thiết tưởng người đau bệnh già yếu còn được mời gọi thực hiện những gì còn có thể thực hiện được trong thực tế giới hạn của mình.
Những thực hiện mới.
Nhiều khi chúng ta, người khoẻ mạnh cũng như người đau bệnh thích được nghe Lời Chúa. Nghe Lời Chúa là việc tốt. Nhưng việc quan trọng hơn, đó là thực hiện Lời Chúa.
Chúa Giêsu quả quyết: “Ai đến với Thầy, và nghe lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho các con biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người, khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc. Còn ai nghe mà không thực hành, thì ví như người xây nhà ngay mặt đất, không nền móng. Nước sông ùa vào, nhà sụp đổ và bị phá huỷ tan tành” (Lc 6,47-49).
Rõ ràng Chúa muốn người thực hiện hơn người nghe.
Với chứng hạn chế của bệnh tật và tuổi tác, nếu tôi tưởng sẽ thực hiện nổi mọi việc tốt như thời còn trẻ, thì sẽ là ảo tưởng. Nhưng tôi sẽ là người thực tế lành mạnh, khi tôi biết quyết tâm thực hiện những việc trong những giới hạn của tôi.
Thí dụ những việc thực hiện mới sau đây. Thực ra, những thực hiện này vốn có, nhưng nay gọi là mới, do nhận thức mới hơn, và với thái độ nội tâm mới hơn.
1/ Sám hối và cầu nguyện hơn trước. Tất nhiên là dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
2/ Làm nhiều việc lành nhỏ hơn trước, nhưng với tình mến tối đa.
3/ Luôn nhớ mình là kẻ rất tội lỗi, nhưng được Chúa xót thương. Để từ kinh nghiệm sống động bản thân sẽ làm chứng cho Thiên Chúa giàu tình yêu thương xót.
3/ Biến con người của mình thành thánh lễ sống động suốt đời, nhờ tình yêu thường xuyên và thánh giá triền miên, để phục vụ Hội Thánh và đồng bào một kiểu khác trước.
Thỉnh thoảng, lời Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô xưa lại văng vẳng bên lòng tôi: “Thật, Thầy bảo thật cho con biết: Lúc còn trẻ, con tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng cho và dẫn con đến nơi chẳng muốn” (Ga 21,18).
Với những lời Chúa phán trên đây, tôi hiểu về một sự yếu đuối nặng nề với nhiều mặt khác nhau.
Trước viễn cảnh đó, tôi phải cố gắng làm những gì có thể. Xem lúc này và tại đây còn làm được gì thì ráng làm. Bởi vì chỉ lúc này và tại đây, tôi mới được gọi và sai đi, mặc dù với nhiều giới hạn.