Thấm thoát bốn ngày Đại Hội Linh Mục Việt Nam - Emmaus IV – đã qua đi, nhưng dư âm còn vang mãi trong lòng tôi.
Sau Thánh Lễ Bế Mạc trưa thứ Năm , nhìn các anh em linh mục vội vàng hành lý trên tay, với túi lương thực bánh mì vội vã ra phi trường để trở về nhiệm sở với công việc, lòng tôi dâng lên một lời cầu nguyện xin Chúa ban muôn ơn cho các linh mục của Chúa. Một vài cha đang ngồi ở đâu đó cắn vội bánh mì, cùng với một chai nước nhỏ, một trái táo và một bịch chíp. Lương thực bữa trưa cho thể xác chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng lương thực tâm hồn thì tràn đầy tình yêu thương huynh đệ, và nhất là tràn đầy bình an và phúc lành hồng ân của Chúa Kitô Linh Mục.
148 anh em linh mục Việt Nam đã về Houston tham dự Đại Hội Emmaus IV. Họ đã từ 36 tiểu bang đó đây trên nước Mỹ tụ họp về. Họ thuộc 18 Dòng Tu và các Giáo Phận khác nhau mà đến với. Để gặp gỡ, cầu nguyện, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, giải trí cười giỡn vói nhau trong tình thân. Để nhìn nhau, biết nhau, chiêm ngưỡng lẫn nhau. Vậy thôi. Nhưng là tất cả những quý giá của một ơn gọi tuyệt vời như quà tặng được Chúa ban cho trong cuộc đời của họ.
148 anh em linh mục quy tụ, quây quần với nhau trong mấy ngày ngắn ngủi, không phải để làm gì lớn lao hay phô trương quyền hành vô lối, nhưng là hình ảnh của hơn 800 linh mục Việt Nam đang phục vụ trên khắp nước Mỹ, trong giáo hội Hoa Kỳ. Họ là những tinh hoa của dòng máu tử đạo Việt Nam anh hùng, đã dâng hiến đời mình để làm sứ giả tin mừng của Chúa Kitô, ở khắp mọi lãnh vực của đời sống trong một hoàn cảnh xã hội phức tạp và cao ngất của kỹ thuật hiện đại.
800 linh mục Việt Nam đang làm việc trong Giáo Hội Hoa Kỳ chỉ là một con số. Nhiều anh em linh mục khác đã yên nghỉ sau nhiều năm phục vụ đã không còn nằm trong con số đó. Nhưng chắc chắn chỉ có Thiên Chúa mới biết được những người này đã sống đời phục vụ một cách anh hùng như thế nào, khi bước chân đến một trời mới đất mới, khác với quê hương, truyền thống, ngôn ngữ, phong tục của họ.
Xin đan cử một linh mục anh em mà tôi rất ngưỡng mộ: linh mục Đôminicô Nguyễn Phúc Thuần, dòng Thánh Thể. Từ Việt Nam qua Mỹ, ngài hòa nhịp với đời sống của dòng với các cha các thầy dòng Thánh Thể của Mỹ. Học anh ngữ, sống và phục vụ Giáo Hội như bất cứ ai khác trong dòng. Ngài còn học thêm tiếng Tây Ban Nha để làm việc với những người Mễ ở giáo xứ Corpus Christi ở Houston. Khoảng năm 1990- 93, lúc đó ngài làm cha phó, kiêm quản lý anh em dòng của ngài ở đây. Tôi cũng được gửi đến tạm trú ở nhà thờ này để làm tại bệnh viện. Tôi chứng kiến một câu chuyện khó quên: một bà già Mỹ trong giáo xứ của ngài qua đời. Các cha khác đi nghỉ hè, chỉ có một mình ngài ở nhà. Gia đình của bà này muốn cha Mỹ trắng làm đám tang. Cha Thuần đã giải thích cho họ biết lý do, chỉ có mình ngài ở nhà và sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng họ nhất định không chịu. Tuy nhiên, ngài vẫn mở cửa nhà thờ, chuẩn bị mọi thứ cho một buổi lễ an táng, và mặc áo lễ đứng chờ ngoài cửa. Nhưng đám tang đi qua nhà thờ mà không vào. Với một lòng khiêm nhường, ngài bình tĩnh cởi áo, đóng cửa nhà thờ và nói với tôi: “Mình đã sẵn lòng đợi chờ, nhưng họ không muốn thì làm sao được!” Trong thánh lễ chiều hôm đó, ngài vẫn cầu nguyện cho bà già Mỹ đó mặc dù gia đình không hề xin lễ hay xin cầu nguyện cho. Ngày hôm sau, sự việc đến tai Đức Cha Fiorenza, Đức Cha điện thoại cho ngài và an ủi một cách thân tình đầy thông cảm.
Trong những ngày nghỉ, hoặc khi rảnh rỗi, cha Thuần đọc sách, dịch sách, viết sách. Một số đã được cơ sở Dân Chúa ấn loát và phổ biến. Con người của ngài lúc nào cũng toát ra vể thánh thiện, khiêm nhường với nụ cười hiền lành; lúc nào cũng tỏ ra một sự sẵn sàng phục vụ, không quản ngại. Tiền bạc, chi tiêu kết toán rõ ràng trong chức vụ quản lý.
Chỉ vài năm sau đó, ngài có nói với tôi là sẽ về Việt Nam thăm gia đình và giúp cho nhà dòng ở Việt Nam một thời gian. Tôi hỏi bao lâu, ngài chỉ cười và trả lời tùy bề trên. Vậy mà bẵng đi một thời gian, tôi được tin ngài đã qua đời bên Việt Nam. Hỏi ra mới biết là ngài bị ung thư, bác sĩ đã cho biết thời giờ, nhưng ngài không muốn ai lo lắng, nên đã tự sắp xếp mọi sự đề về chết ở quê nhà!
Một cuộc đời phục vụ âm thầm nhưng tuyệt vời. Các cha các thầy dòng Thánh Thể là những chứng nhân cho cuộc đời của tôi tớ Chúa: Dominicô Nguyễn Phúc Thuần.
Những gương mẫu như thế, những đời sống như thế và của nhiều linh mục Việt Nam khác trên nước Mỹ này, đã và đang là những tấm gương hy sinh tuyệt vời, nhưng ít ai biết đến, ít ai ngờ đến. Những linh mục Việt Nam của chúng ta đang miệt mài trong đời sống phục vụ từng phút giây với biết bao gánh vác, trách nhiệm, khó khăn, cả trong nước mắt của nhọc nhằn hy sinh, cả trong vui sướng lẫn với thành quả gặt mùa. Thì đây, hành trình Emmaus là lúc họ chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Có những bậc linh mục lão thành, nhiều năm kinh nghiệm, vật lộn với ngôn ngữ, gian nan với những bước đầu của đời phục vụ trên đất khách quê người. Và đây, những linh mục còn trẻ người non dạ, đang chập chững từng bước khởi đầu của cuộc đời linh mục. Họ cần nhau, họ cần sự nâng đỡ của nhau, khích lệ lẫn nhau và cầu nguyện cho nhau. Đôi khi có số người trong họ cũng có những lầm lỡ, những sai lầm, nhưng rồi họ cũng sẽ tìm ra những giải pháp cho chính mình và đoàn chiên của mình qua ơn trợ giúp của Thánh Linh và ơn thiêng của Chúa Kitô Linh Mục. Họ đến với nhau để nhìn những tấm gương của những anh em khác mà tiến bước trong tình huynh đệ thiêng liêng cùng một tổ tiên bất khuất đã không vì thử thách đớn đau mà chùn bước trong cuộc hành trình đức tin và ơn gọi phục vụ Giáo Hội qua thánh chức đặc biệt của mình.
Trong khi chia sẻ những khó khăn của việc mục vụ, anh em được học những cái hay ngay trong những gian nan thử thách và những bước vượt qua được của nhau. Vì ai cũng có những khó khăn, không nhiều thì ít, với những giới hạn con người của chính mình.
Bởi vậy, những suy nghĩ của một số người cho rằng tổ chức Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ không cần phải có mặt, Cộng Đồng Linh Mục và Nam tu sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ không cần phải hiện diện, vì theo giáo luật, tổ chức này không có quyền hành gì đối với anh em linh mục, vì các linh mục đã phải thuộc vào một giáo phận hay một dòng tu nào rồi. Do đó, quyền hành, sự thuyên chuyển, mọi bổng lộc, liên hệ... đều tùy thuộc vào đấng bề trên bản quyền. Những người này cho rằng có thêm Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam là có thêm những tranh giành chức tước, họp hành tranh cãi mất thời giờ mà không đi đến đâu!
Có thể đứng ở một khía cạnh pháp lý nào đó thì lý luận này đúng. Nhưng nếu đứng ở một góc cạnh nào của con người, thì lý luận đó không hoàn toàn đúng. Vì là con người với những yếu đuối, và vì xã hội, truyền thống, cũng cần có những tổ chức để liên kết, nâng đỡ, khích lệ, chia sẻ với nhau, đòi hỏi phải có một hình thức nào đó cho anh em bám víu với nhau mà sống. Thật tuyệt vời, khi thấy những linh mục tiền bối với những năm tháng phục vụ và kinh nghiệm chiến trường truyền giáo, cùng sẻ chia một cách thân tình với những linh mục đàn em sau lưng, những lính mới đang cần hỗ trợ. Anh em linh mục với nhau, là những tông đồ của Chúa đã tuyển chọn trong một đoàn quân tinh nhuệ. Họ là dấu chỉ của yêu thương, dấu chỉ của sự hiệp nhất trong Chúa Kitô, là những người được sai đi trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Họ là những thủ lãnh của đoàn chiên Chúa. Họ phải được chúng ta nhiệt thành cổ võ, ủng hộ, và cầu nguyện cho một cách liên tục và quảng đại.
Xin cám ơn những vị tiền bối đã liên tục gánh vác và duy trì tình anh em linh mục Việt Nam với nhau qua tổ chức liên đoàn: Đức Cha Mai Thanh Lương, cha Lê Quang Hiền, cha Nguyễn An Ninh, cha Hoàng Xuân Nghiêm... Xin cám ơn cha Nguyễn Thanh Liêm trong 4 năm vừa qua đã làm được rất nhiều việc lợi ích cho liên đoàn, nhất là những việc âm thầm trợ giúp cho giáo hội Công Giáo Việt Nam bên quê nhà. Cám ơn đức ông Trịnh Minh Trí và ban điều hành mới đã nhận lãnh trách nhiệm trong 4 năm tới. Cám ơn Ban Tổ Chức Đại Hội Emmaus IV đã giúp anh em có cơ hội gặp nhau tại Houston, đặc biệt cha Nguyễn Ngọc Thụ và Vũ Thành.
Xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô Linh Mục tiếp tục chúc lành cho tất cả anh em linh mục Việt Nam chúng ta. Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam phù trợ các Linh Mục Việt Nam cũng như Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Houston, ngày lễ Thánh Simon và Thánh Jude Tông Đồ 28 tháng 10, 2011
Sau Thánh Lễ Bế Mạc trưa thứ Năm , nhìn các anh em linh mục vội vàng hành lý trên tay, với túi lương thực bánh mì vội vã ra phi trường để trở về nhiệm sở với công việc, lòng tôi dâng lên một lời cầu nguyện xin Chúa ban muôn ơn cho các linh mục của Chúa. Một vài cha đang ngồi ở đâu đó cắn vội bánh mì, cùng với một chai nước nhỏ, một trái táo và một bịch chíp. Lương thực bữa trưa cho thể xác chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng lương thực tâm hồn thì tràn đầy tình yêu thương huynh đệ, và nhất là tràn đầy bình an và phúc lành hồng ân của Chúa Kitô Linh Mục.
148 anh em linh mục Việt Nam đã về Houston tham dự Đại Hội Emmaus IV. Họ đã từ 36 tiểu bang đó đây trên nước Mỹ tụ họp về. Họ thuộc 18 Dòng Tu và các Giáo Phận khác nhau mà đến với. Để gặp gỡ, cầu nguyện, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, giải trí cười giỡn vói nhau trong tình thân. Để nhìn nhau, biết nhau, chiêm ngưỡng lẫn nhau. Vậy thôi. Nhưng là tất cả những quý giá của một ơn gọi tuyệt vời như quà tặng được Chúa ban cho trong cuộc đời của họ.
148 anh em linh mục quy tụ, quây quần với nhau trong mấy ngày ngắn ngủi, không phải để làm gì lớn lao hay phô trương quyền hành vô lối, nhưng là hình ảnh của hơn 800 linh mục Việt Nam đang phục vụ trên khắp nước Mỹ, trong giáo hội Hoa Kỳ. Họ là những tinh hoa của dòng máu tử đạo Việt Nam anh hùng, đã dâng hiến đời mình để làm sứ giả tin mừng của Chúa Kitô, ở khắp mọi lãnh vực của đời sống trong một hoàn cảnh xã hội phức tạp và cao ngất của kỹ thuật hiện đại.
800 linh mục Việt Nam đang làm việc trong Giáo Hội Hoa Kỳ chỉ là một con số. Nhiều anh em linh mục khác đã yên nghỉ sau nhiều năm phục vụ đã không còn nằm trong con số đó. Nhưng chắc chắn chỉ có Thiên Chúa mới biết được những người này đã sống đời phục vụ một cách anh hùng như thế nào, khi bước chân đến một trời mới đất mới, khác với quê hương, truyền thống, ngôn ngữ, phong tục của họ.
Xin đan cử một linh mục anh em mà tôi rất ngưỡng mộ: linh mục Đôminicô Nguyễn Phúc Thuần, dòng Thánh Thể. Từ Việt Nam qua Mỹ, ngài hòa nhịp với đời sống của dòng với các cha các thầy dòng Thánh Thể của Mỹ. Học anh ngữ, sống và phục vụ Giáo Hội như bất cứ ai khác trong dòng. Ngài còn học thêm tiếng Tây Ban Nha để làm việc với những người Mễ ở giáo xứ Corpus Christi ở Houston. Khoảng năm 1990- 93, lúc đó ngài làm cha phó, kiêm quản lý anh em dòng của ngài ở đây. Tôi cũng được gửi đến tạm trú ở nhà thờ này để làm tại bệnh viện. Tôi chứng kiến một câu chuyện khó quên: một bà già Mỹ trong giáo xứ của ngài qua đời. Các cha khác đi nghỉ hè, chỉ có một mình ngài ở nhà. Gia đình của bà này muốn cha Mỹ trắng làm đám tang. Cha Thuần đã giải thích cho họ biết lý do, chỉ có mình ngài ở nhà và sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng họ nhất định không chịu. Tuy nhiên, ngài vẫn mở cửa nhà thờ, chuẩn bị mọi thứ cho một buổi lễ an táng, và mặc áo lễ đứng chờ ngoài cửa. Nhưng đám tang đi qua nhà thờ mà không vào. Với một lòng khiêm nhường, ngài bình tĩnh cởi áo, đóng cửa nhà thờ và nói với tôi: “Mình đã sẵn lòng đợi chờ, nhưng họ không muốn thì làm sao được!” Trong thánh lễ chiều hôm đó, ngài vẫn cầu nguyện cho bà già Mỹ đó mặc dù gia đình không hề xin lễ hay xin cầu nguyện cho. Ngày hôm sau, sự việc đến tai Đức Cha Fiorenza, Đức Cha điện thoại cho ngài và an ủi một cách thân tình đầy thông cảm.
Trong những ngày nghỉ, hoặc khi rảnh rỗi, cha Thuần đọc sách, dịch sách, viết sách. Một số đã được cơ sở Dân Chúa ấn loát và phổ biến. Con người của ngài lúc nào cũng toát ra vể thánh thiện, khiêm nhường với nụ cười hiền lành; lúc nào cũng tỏ ra một sự sẵn sàng phục vụ, không quản ngại. Tiền bạc, chi tiêu kết toán rõ ràng trong chức vụ quản lý.
Chỉ vài năm sau đó, ngài có nói với tôi là sẽ về Việt Nam thăm gia đình và giúp cho nhà dòng ở Việt Nam một thời gian. Tôi hỏi bao lâu, ngài chỉ cười và trả lời tùy bề trên. Vậy mà bẵng đi một thời gian, tôi được tin ngài đã qua đời bên Việt Nam. Hỏi ra mới biết là ngài bị ung thư, bác sĩ đã cho biết thời giờ, nhưng ngài không muốn ai lo lắng, nên đã tự sắp xếp mọi sự đề về chết ở quê nhà!
Một cuộc đời phục vụ âm thầm nhưng tuyệt vời. Các cha các thầy dòng Thánh Thể là những chứng nhân cho cuộc đời của tôi tớ Chúa: Dominicô Nguyễn Phúc Thuần.
Những gương mẫu như thế, những đời sống như thế và của nhiều linh mục Việt Nam khác trên nước Mỹ này, đã và đang là những tấm gương hy sinh tuyệt vời, nhưng ít ai biết đến, ít ai ngờ đến. Những linh mục Việt Nam của chúng ta đang miệt mài trong đời sống phục vụ từng phút giây với biết bao gánh vác, trách nhiệm, khó khăn, cả trong nước mắt của nhọc nhằn hy sinh, cả trong vui sướng lẫn với thành quả gặt mùa. Thì đây, hành trình Emmaus là lúc họ chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Có những bậc linh mục lão thành, nhiều năm kinh nghiệm, vật lộn với ngôn ngữ, gian nan với những bước đầu của đời phục vụ trên đất khách quê người. Và đây, những linh mục còn trẻ người non dạ, đang chập chững từng bước khởi đầu của cuộc đời linh mục. Họ cần nhau, họ cần sự nâng đỡ của nhau, khích lệ lẫn nhau và cầu nguyện cho nhau. Đôi khi có số người trong họ cũng có những lầm lỡ, những sai lầm, nhưng rồi họ cũng sẽ tìm ra những giải pháp cho chính mình và đoàn chiên của mình qua ơn trợ giúp của Thánh Linh và ơn thiêng của Chúa Kitô Linh Mục. Họ đến với nhau để nhìn những tấm gương của những anh em khác mà tiến bước trong tình huynh đệ thiêng liêng cùng một tổ tiên bất khuất đã không vì thử thách đớn đau mà chùn bước trong cuộc hành trình đức tin và ơn gọi phục vụ Giáo Hội qua thánh chức đặc biệt của mình.
Trong khi chia sẻ những khó khăn của việc mục vụ, anh em được học những cái hay ngay trong những gian nan thử thách và những bước vượt qua được của nhau. Vì ai cũng có những khó khăn, không nhiều thì ít, với những giới hạn con người của chính mình.
Bởi vậy, những suy nghĩ của một số người cho rằng tổ chức Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ không cần phải có mặt, Cộng Đồng Linh Mục và Nam tu sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ không cần phải hiện diện, vì theo giáo luật, tổ chức này không có quyền hành gì đối với anh em linh mục, vì các linh mục đã phải thuộc vào một giáo phận hay một dòng tu nào rồi. Do đó, quyền hành, sự thuyên chuyển, mọi bổng lộc, liên hệ... đều tùy thuộc vào đấng bề trên bản quyền. Những người này cho rằng có thêm Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam là có thêm những tranh giành chức tước, họp hành tranh cãi mất thời giờ mà không đi đến đâu!
Có thể đứng ở một khía cạnh pháp lý nào đó thì lý luận này đúng. Nhưng nếu đứng ở một góc cạnh nào của con người, thì lý luận đó không hoàn toàn đúng. Vì là con người với những yếu đuối, và vì xã hội, truyền thống, cũng cần có những tổ chức để liên kết, nâng đỡ, khích lệ, chia sẻ với nhau, đòi hỏi phải có một hình thức nào đó cho anh em bám víu với nhau mà sống. Thật tuyệt vời, khi thấy những linh mục tiền bối với những năm tháng phục vụ và kinh nghiệm chiến trường truyền giáo, cùng sẻ chia một cách thân tình với những linh mục đàn em sau lưng, những lính mới đang cần hỗ trợ. Anh em linh mục với nhau, là những tông đồ của Chúa đã tuyển chọn trong một đoàn quân tinh nhuệ. Họ là dấu chỉ của yêu thương, dấu chỉ của sự hiệp nhất trong Chúa Kitô, là những người được sai đi trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Họ là những thủ lãnh của đoàn chiên Chúa. Họ phải được chúng ta nhiệt thành cổ võ, ủng hộ, và cầu nguyện cho một cách liên tục và quảng đại.
Xin cám ơn những vị tiền bối đã liên tục gánh vác và duy trì tình anh em linh mục Việt Nam với nhau qua tổ chức liên đoàn: Đức Cha Mai Thanh Lương, cha Lê Quang Hiền, cha Nguyễn An Ninh, cha Hoàng Xuân Nghiêm... Xin cám ơn cha Nguyễn Thanh Liêm trong 4 năm vừa qua đã làm được rất nhiều việc lợi ích cho liên đoàn, nhất là những việc âm thầm trợ giúp cho giáo hội Công Giáo Việt Nam bên quê nhà. Cám ơn đức ông Trịnh Minh Trí và ban điều hành mới đã nhận lãnh trách nhiệm trong 4 năm tới. Cám ơn Ban Tổ Chức Đại Hội Emmaus IV đã giúp anh em có cơ hội gặp nhau tại Houston, đặc biệt cha Nguyễn Ngọc Thụ và Vũ Thành.
Xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô Linh Mục tiếp tục chúc lành cho tất cả anh em linh mục Việt Nam chúng ta. Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam phù trợ các Linh Mục Việt Nam cũng như Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Houston, ngày lễ Thánh Simon và Thánh Jude Tông Đồ 28 tháng 10, 2011